Phố cổ Hà Nội, thiên đường ăn chơi của du khách khi đến Thủ Đô

 

Thủ đô Hà Nội xưa nay nổi tiếng với 36 phố phường hoặc phố cổ Hà Nội. Hà Nội luôn có những con đường với nhựng kí ức lịch sử hào hùng. Riêng phố cổ luôn tấp nập du khách tham quan và là điểm nóng khi các du khách quyết định đi du lịch Hà Nội.

Phố cổ Hà Nội sở hữu rất nhiều ngôi nhà cổ kính, cùng với những con đường mang nhiều dấu ấn văn hóa Thủ Đô. Đây là điểm du lịch mà du khách có thể tìm hiểu về văn hóa, cuộc sống, con người Hà Nội. Thưởng thức ẩm thực nổi tiếng dân gian miền bắc của ngày xưa và hiện tại. Phố cổ Hà Nội còn rất nhiều điều thú vị khác, nếu bạn chưa đến đây một lần thì thật lãng phí thanh xuân của bạn đấy nhé.

Lịch sử hình thành Phố cổ Hà Nội

Tại đời nhà Lý nhà Trần đã hình thành nên khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất này. Nó nằm ở phía đông của hoàng thành Thăng Long chạy dọc ra đến sát sông Hồng. Cho đến đầu đời đời nhà Lê củng đã hình thành một số phường nghề tại đây. Ở thời điểm này, người dân ở đây lấy hai huyện Vĩnh Thuận và Thọ Xương đặt phủ Phụng Thiên. Khi này phố cổ Hà nội nằm gọn trong bốn tổng Túc là Tiền Túc, Hậu Túc, Tả Túc, Hữu Túc. Tại đây còn có cái đầm hồ nằm giữa, lớn nhất là hồ Thái Cực. Sông Tô Lịch thông với đầm hồ ở đây và Hồ Hoàn Kiếm. Cuối thế kỷ 19 các hồ đó bị hủy bỏ hoàn toàn.

Vào thời nhà Lý – Trần, dân cư khắp nơi của các miền đồng bằng Bắc Bộ di cư về đây rất nhiều. Nó tạo thành một khu kinh tế tập trung rất đông đúc người sinh sống và buôn bán. Người Hoa củng đến đây du nhập và kinh doanh tạo thành nơi sầm uất nhất kinh thành. Thời Pháp thuộc, tiếp tục là cuộc di cư của người Ấn Độ và Pháp đến đây để trao đổi giao thương. Một số quy hoạch mới bắt đầu, đó củng là việc chợ Đồng xuân bắt đầu ra đời từ đây. Cho đến bây giờ thì phố cổ Hà Nội vẫn là nơi tấp nập sầm uất nhất Hà Nội.

Phố cổ Hà Nội nằm ở đâu?

Phố cổ Hà Nội nằm ở phía Đông thủ đô Hà Nội giáp đường Trần Nhật Duật. Thuộc khu vực trung tâm quận Hoàn Kiếm, kế bên hồ Gươm. Phía Nam Phố cổ là phố Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Thùng và Cầu Gỗ. Còn phía Bắc giáp Phố Hàng Đậu và phía Tây giáp phố Phùng Hưng. Diện tích Phố cổ Hà Nội khoảng 76 ha, bao gồm 72 tuyến phố, 10 phường. Nơi đây là một khu phố buôn bán sầm uất náo nhiệt nhất thủ đô, với rất nhiều tiểu thương và thợ thủ công sinh sống làm việc.

Đường đi và phương tiện di chuyển ở Phố Cổ Hà Nội

Phương tiện di chuyển ở Hà Nội đến Phố Cổ Hà Nội

Có rất nhiều phương tiện di chuyển khác nhau để đến phố cổ Hà Nội. Các bạn có thể lựa chọn các loại phương tiện như xe ôm, xe máy, xe buýt, taxi… Phương tiện di chuyển an toàn và tiết kiệm chi phí nhất chính là xe buýt. Những chuyến xe khai thác hành trình đến phố cổ Hà Nội là:

  • Tuyến xe buýt số 09, 14, 36 bến dừng tại bờ hồ Hoàn Kiếm.
  • Tuyến xe buýt số 03, 11, 14, 22, 18, 34, 40 bến dừng bến Ô Quan Chưởng và 81 Trần Nhật Duật.
  • Tuyến xe buýt số 31 bến dừng tại chợ Đồng Xuân.
  • Tuyến xe buýt 31 bến dừng tại 22c Hàng Lược.

Cách đi đường Phố Cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội có rất nhiều ngõ hẻm khá nhỏ cho nên để di chuyển thuận lợi bạn có rất nhiều giải pháp. Xe điện, xe máy, xe buýt… Theo kinh nghiệm của các dân chuyên du lịch thì nên đi tản bộ. Bởi xung quanh khu vực phố cổ Hà Nội này có rất nhiều hàng quán và cửa hàng xưa cũ. Vừa đi dạo tham quan và bạn có thể “tạt” vào bất cứ đâu, ăn bất cứ gì mà mình thích.

Đi Bộ

Đi tham quan Phố cổ Hà Nội thích nhất vẫn là bộ. Vì khu vực này đường xá cực kỳ nhỏ, quán xá buôn bán kinh doanh thật là nhiều. Nơi đây có những cửa hàng xưa cũ thậm chí nếu tìm hiểu đã có những cửa hàng truyền thống từ lâu đời. Phố cổ Hà Nội còn nổi danh là phố ẩm thực với đa dạng món ăn. Đến đây bạn thỏa thích thử nhiều món ăn và uống cafe ngắm phố. Vậy nếu đi bộ bạn hoàn toàn thoải mái lang tháng thích ăn gì, uống gì đều tiện lợi. Chính những bước chân rảo quanh phố cổ, bạn mới cảm nhận hết những nét cổ kính, lãng mạn ở nơi này.

Đi Xe Buýt truyền thống:

Đi bộ là phương tiện dành cho các bạn trẻ trung, thì xe buýt là phương tiện tiết kiệm dành cho người lớn tuổi. Dạo quanh Phố Cổ Hà Nội bằng xe buýt củng là ý tưởng tuyệt vời. Những tuyến xe Buýt tác nghiệp dạo quanh khu vực này rất nhiều. Các bạn có thể bắt các chuyến xe như 09, 14, 36 để dạo quanh Hồ Gươm.

Đi xe máy

Xe máy là phương tiện phù họp với địa hình đường sá ở Việt Nam. Bạn có thể luồn lách tất cả các con hẻm con phố. Bạn củng có thể tạt ngang lê la quán xá như đi bộ. Nhưng nếu bạn đi xe máy, sẽ phức tạp chổ khâu gửi xe. Và chi phí gửi xe của Thủ Đô không hề rẻ các bạn nhé. Nếu bạn là một du khách từ phương xa đến thì nên tìm thuê cho mình một chiếc xe. Tại phố cổ Hà Nội. Chi phí trung bình từ 120.000 đồng – 150.000 đồng/ ngày. Nếu bạn thuê nhiều ngày có thể đàm phán giá khuyến mãi sale off thêm. Lưu ý: bạn nên kiểm tra chất lượng xe trước khi nhận xe. Vì xe máy ở đây đã được khai thác rất nhiều nên rất dể hỏng hóc.

Đi Xích Lô tham quan phố Cổ Hà Nội

Đây là loại hình mới được đưa vào khai thác du lịch mà du khách nước ngoài rất thích. Nó thể hiện nét văn hóa di chuyển của người Việt mình ngày xưa. Rất khó mà tìm thấy một chiếc xe xích lô di chuyển trong thành phố như những ngày trước giải phóng. Với chi phí 200.000 đồng/ chiếc bạn có thể vi vu khắp Hồ Gươm, khắp các con phố.

Đi xe Điện Hà Nội

Xe điện mới được đưa vào khai thác sau xích lô, và bắt đầu đâu từ những năm 2010. Với chi phí 200.000 đồng/35 phút/7 người, xe điện là một sản phẩm tham quan cực kỳ thân thiện với mội trường. Dịch vụ này phù hơp với các đoàn khách đi tour. Mặt hạn chế của xe điện là không dừng nghỉ quá lâu, vì chuyến đi của bạn đang bị giới hạn thời gian.

Đi Xe Buýt 2 tầng

Hà Nội đang khai thác dịch vụ công cộng với tuyến Xe Buýt 2 tầng màu Đỏ. Thời gian hoạt động 9h – 17h hàng ngày. Cứ 30 phút là có một chuyến di chuyển. Xe buýt này dùng để khai thác du lịch nên được trang bị rất nhiều ngôn ngữ nước ngoài. Tập trung các loại tiếng như: Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung… Mặt hạn chế của phương tiện này là không dừng đổ lại các điểm mà mình mong muốn. Nó phải chạy theo một lộ trình một kế hoạch đường đi đã có sẵn.

Những địa điểm tham quan du lịch khi bạn đến Phố Cổ Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm

Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết Rùa thần đòi gươm. Hồ nằm ngay ở giữa trung tâm thành phố, nơi thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và ngoài nước. Đến đây bạn có thể tham quan rất nhiều điểm du lịch khác như : Đền Ngọc sơn, Tháp Bút, Cầu Thê Húc… Bạn đừng quên thưởng thức món kem Tràng Tiền trứ danh nơi này nhé.

Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn là nơi thờ cụ Rùa nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm. Ngoài thờ rùa thần nơi đây còn là nơi thờ thần Văn Xương và Đức thánh Trần. Giữa đảo và Hồ có bắt ngang một cây cầu có tên là Thê Húc. Nơi đây được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam. Bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu về lịch sử văn hóa Hồ Gươm…

Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân là chợ cực kỳ nổi tiếng ở thủ đô Hà Nội. Vì nó là chợ lớn nhất nằm trong khuôn viên khu phố cổ Hà Nội. Chợ Đồng Xuân luôn tấp nập, sầm uất, buôn bán nhiều các mặt hàng dành cho khách du lịch. Đã có rất nhiều du khách đến chợ Đồng Xuân mua về làm quà lưu niệm khi đến Hà Nội.

Phố Hàng Mã

Phố Hàng Mã nằm trong khuôn viên khu phố cổ và được xem là con phố đông đúc và rực rỡ sắc màu nhất ở Hà Nội. Phố Hàng Mã rộn ràng hơn vào những dịp lễ, tết. Toàn bộ con phố được trang hoàng bằng những chiếc lồng đèn và đồ chơi phát sáng, bóng bay… Tất cả như một bức tranh đầy màu sắc. Cộng với thứ âm thanh tấp nập hối hả nơi này, nó làm cho Phố Hàng Mã thật nổi bật trong lòng du khách.

Nhà cổ Mã Mây

Nhà cổ này nằm ở địa chỉ 87 Mã Mây, là một trong những điểm tham quan hấp dẫn của phố cổ. Nó là loại nhà ở truyền thống của Hà Nội và được tái hiện không gian sinh sống, nét đặc trưng của con người Hà Nội. Chi phí vào tham quan ngồi nhà nàu là 10.000 đồng / người.

Đền Bạch Mã

Nổi bật nhất trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long ngày xưa đó là Đền Bạch Mã. Ngôi đền này nằm tại số 76-78 phố Hàng Buồm. Nơi đây có rất nhiều sự tích thần thoại hư hư thực thực. Đây là đền thờ thần Long Đỗ và ngựa trắng có lịch sử văn hóa nghìn năm tuổi. Đền thờ rất cổ kính và lâu đời nhất trong số các ngôi đền xưa của thủ đô Hà Nội.

Phố Tạ Hiện

Đây là con phố cực kỳ bé nhỏ nằm ở giữa lòng thủ đô Hà Nội. Con phố này tập họp rất nhiều du khách nước ngoài. Tình trạng lấn chiếm lòng lể đường ở đây để phục vụ cho việc ăn uống ngày càng chật hẹp. Con đường chỉ chừa đúng một lối đi nhỏ đúng một người đi được. Nơi đây được các du khách đặt cho cái tên gọi “ngã tư quốc tế”. Tất cả người nào đã từng đến Hà Nội rồi đều phải ghé qua nơi này một lần cho biết.

Ô Quan Chưởng

Ô Quan Chưởng được thiết kế theo kiểu vọng lâu. Nó là 1 trong 5 cửa ô còn sót lại của thủ đô Hà Nội xưa. Tên của cửa ô là do người dân đặt nhằm ghi nhớ công lao của viên quan Chưởng Cơ trong thời kì chống Pháp.

Các phố nghề ở phố cổ Hà Nội

Ở Hà Nội có những con phố chỉ chuyên làm nghề và được đặt tên theo đặc trưng của nghề mà họ buôn bán. Ngày nay Hà Nội chỉ còn một số con phố giữ lại được đúng ngành nghề buôn bán như tên gọi. Một số vì phù họp xu thế thị trường đã dần biến mất, hoặc thay đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp. Cụ thể như phố hàng Quạt giờ kinh doanh đồ Thờ cúng, Hàng Buồm bán bánh kẹo, Mã Mây kinh doanh dịch vụ du lịch…

  • Phố Hàng Bông: là khu phố chuyên làm về Bông ( Làm Vải ), chăn , mền, đệm..
  • Phố Hàng Mã: ngày xưa chuyên bán các đồ thờ cúng, vàng mã,… ngày nay phố Hàng Mã chuyên kinh doanh các loại đồ chơi cho trẻ em
  • Phố Hàng Bạc: chuyên ngành nghề đúc bạc
  • Phố Hàng Đào: chuyên làm về vải vóc, tơ lụa
  • Phố Hàng Chai: chuyên tập trung thu mua phế liệu
  • Phố Hàng Gà: Nơi đây kinh doanh gia cầm như gà , vịt được tập trung bày bán ở đây.
  • Ngoài ra còn nhiều khu phố khác như: Phố Hàng Chĩnh, Phố Hàng Đồng hay Phố Hàng Lược.

Ăn gì ở phố cổ Hà Nội

Khi các bạn đến du lịch tại phố cổ Hà Nội thì chắc chắn bạn sẽ không thể không thưởng thức ẩm thực tại nơi đây. Phố cổ nổi tiếng là nơi tập trung rất nhiều món ngon của khắp nơi trên thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé.

Ẩm thực chợ Đồng Xuân

  • Bún chả Hàng Buồm: Địa chỉ 43 Hàng Buồm
  • Phở Bát Đàn: Địa chỉ 49 Bát Đàn
  • Bún thang ở bún thang Cầu Gỗ: Địa chỉ 32 Cầu Gỗ
  • Xôi chè, bánh trôi tàu ở quán chè bà Mai: Địa chỉ 93 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm
  • Bún đậu mắm tôm: Địa chỉ ngõ 31 Hàng Khay, quận Hoàn Kiếm
  • Chả cá Lã Vọng: Địa chỉ 14 Chả Cá
  • Nộm bò khô, bánh bột lọc ở phố Hoàn Kiếm

Chợ đêm phố cổ Hà Nội

Chợ đêm phố cổ Hà Nội bắt đầu hoạt động từ 6h tối đến 11h đêm vào các ngày thứ 6, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần. Đây có thể nói là một trong những địa điểm buôn bán sầm uất với hơn 4000 cửa hàng đang kinh doanh. Nơi đây kinh doanh rất nhiều mặt hàng thiết yếu như quần áo, giầy dép, đồ dùng gia dụng hoặc các đồ thủ công, quà lưu niệm… Các sản phẩm được bán với giá cực bình dân. Không những được mua sắm thỏa thích mà bạn còn có cơ hội giao lưu văn hóa nghệ thuận dân gian nơi đây. Rất nhiều nghệ sỉ đến hát chèo xẩm, quan họ, ca trù vào các tối thứ 7 hàng tuần ở 2 đầu tuyến phố cổ.

Các di tích văn hóa ở Phố Cổ Hà Nội

Phố Cổ Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều di tích lịch sử lâu đời, gồm đình, đền, chùa, hội quán.

  • Đình: Tất cả các khu phố nghề đếu có một đình để thờ tổ nghề hoặc thành hoàng làng nguyên quán. Đình ở những khu này được quy hoạch rất rỏ ràng. Cụ thể họ thờ phượng trên lầu và cho kinh doanh hành nghề bên dưới.
  • Đền: củng được quy hoạch tương tự như đình. Nhiều Đền cũng đặt tầng trên, phía dưới làm cửa hàng. Một số đền còn giữ được là: đền Mã Mây, đền Nhân Nội, đền Bà Chúa.
  • Chùa: Ở phố cổ Hà Nội còn một số ngôi chùa: chùa Cầu Đông, chùa Kim Cổ, chùa Thái Cam.
  • Hội quán: Cái này được phát triển bởi người Hoa, họ dùng là nơi trao đổi giao thương của các con buôn. Hiện có hai hội quán: Hội quán Quảng Đông và Hội quán Phúc Kiến.
  • Phố cổ Hà Nội ngày xưa có các cửa ô: ô Phúc Lâm, ô Quan Chưởng, ô Trừng Thanh, ô Mỹ Lộc. Hiện nay chỉ còn lại ô Quan Chưởng là còn nguyên vẹn.
  • Chợ: Có rất nhiều hàng hóa bán để phục vụ cho cuộc sống ở chợ Đồng Xuân – Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè.

Bí quyết hấp dẫn du khách của phố cổ Hà Nội

Check-in “sống ảo” ở các con đường phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội với hàng nghìn góc ảnh selfie cực chất. Từng góc đường, ngõ hẻm, khu nhà cổ hay những bức tường loang lỗ màu với thời gian… Tất cả đều là những góc nền ảnh mới lạ cho các tay tự sướng. Đến với Phố cổ Hà Nội, bạn chỉ cần đưa tay lên là có ngay một tấm ảnh đẹp. Hoặc bạn chỉ cần đứng dựa vào bức tương củng có được bức hình “sống ảo” của bạn trở nên cực chất.

Thiên đường ăn chơi ở phố Tạ Hiên trong phố cổ Hà Nội

Phố Tạ Hiện là thiên đường chơi về đêm ở Hà Nội. Con phố Tạ Hiên là nơi tập trung nhiều quán ăn quán nhậu quá bar nghe nhạc. Khi mặt trời lặn, thì là lúc Tạ Hiện lên đèn dọn bàn ra đầy đường đón khách. Nơi đây tràn ngập bởi đồ ăn, nước uống vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn khó cưỡng. Những dòng người tấp nập chen lấn nhau đi để tìm cho mình một chổ ngồi. Bạn có thể đi tụ tập với bạn bè ở một quán bất kỳ, ngồi uống bia, chém gió…

Tìm hiểu các làng nghề truyền thống ở phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội là nơi tập trung khá nhiều các làng nghề truyền thống. Tất cả nằm trong các khu phố như Hàng Mã, Hàng Thiếc, Hàng Thuốc Bắc, Hàng Tre… Đây là nơi vừa bán vừa lưu giữ các sản phẩm nghề truyền thống. Các bạn có thể ghé thăm ở đây, tìm hiểu thêm về các mặt hàng đó. Bạn có thể tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sự phát triển của những làng nghề này.

Ngắm nhìn phố cổ Hà Nội về đêm

Phố cổ Hà Nội đẹp nhất có lẻ là về đêm, vì lúc này nhịp sống ở đây như được thắp sáng. Tất cả ánh sáng, con người nơi đây, âm thanh nơi đây như rộn rả. Bạn hãy dạo quanh một vòng để ngắm phố phường hoặc ghé vào những quán đông đúc mà thưởng thức. Hoặc hay hơn thế nữa, bạn tìm một gốc với ly cà phê quan sát phố cổ, hẳn cũng rất thú vị.

Tham gia các hoạt động ở phố đi bộ trên phố cổ Hà Nội

Có rất nhiều hoạt đồng văn hóa vui chơi xung quanh Hồ Gươm. Tại con phố này, bạn có thể thong thả đi bộ hoặc chính mình tham gia các hoạt động trên phố. Các bạn trẻ hay tổ chức chương trình ca múa hát cùng nhiều trò chơi giải trí ngoài trời…

Ở đâu khi đi tham quan phố cổ Hà Nội

KRYSTAL’s Mini Homestay

  • Địa chỉ: số 22, Phố Hàng Vải, Phường Hàng Bồ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Giá phòng: 347.000 đồng /đêm/ phòng đôi.

KRYSTAL’s Mini Homestay là một homestay ấm cúng, êm ả và bình dị nhưng không thiếu tiện ích sinh hoạt. Homestay này nằm tận trong ngách gần trung tâm ẩm thực văn hóa Hà Nội. Ở đây bạn chỉ mất 6 phút để có mặt tại Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Hữu Huân. Mất 10 phút để đi đến khu phố đi bộ, Nhà hát múa rối, Nhà Thờ Lớn.

Book Room

  • Địa chỉ: Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giá phòng: 450.000 /đêm/ phòng đôi

Book Room, một homestay riêng trong một căn hộ tập thể. Được thiết kế với phong cách cực kỳ hiện đại.Homestay này có cả không gian thư giãn ngay trong phòng với bàn ghế và giá sách. Nơi đây tập trung rất nhiều các tác phẩm văn học nhiều nền văn hóa trên thế giới. Từ Homestay bạn chỉ mất 3 phút đi bộ sẽ tới Nhà hát lớn Hà Nội, ngay trung tâm thủ đô. Xung quanh nơi đây củng có rất nhiều nhà hàng, quán cà phê và các cửa hàng tiện ích.

Tom room

  • Địa chỉ: Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giá phòng: 450.000 đồng /đêm/ phòng đôi.

TOM ROOM là homestay được dựng lên trang trí trong căn hộ tập thể của một tòa nhà Hà Nội xưa. Nó nằm ngay trung tâm của khu Pháp cổ tại Hà Nội. Ở đây bạn có thể dễ dàng cảm nhận được nhịp sống bình dị đến lạ thường của người dân nơi đây. Nó sẽ khiến cho bạn trở nên vô cùng nhẹ nhàng thư giãn. Từ homestay, các bạn thuận tiện đi đến nhiều điểm trung tâm khoảng vài phút. Xung quanh homestay lại có rất nhiều nhà hàng cũng như các quán coffee, các cửa hàng tiện ích.

Một số homestay tiện ích khác

  • Tea Room – Địa chỉ: Hoàn Kiếm, Hà Nội. – Giá phòng: 450.000 đồng/đêm/phòng đôi.
  • Olenji Homestay – Địa chỉ: Hoàn Kiếm, Hà Nội – Giá phòng: 540.000 đồng/đêm/ phòn đôi.
  • MIAH BOUTIQUE – Địa chỉ: Hoàn Kiếm, Hà Nội – Giá phòng: 540.000 đồng /đêm/ phòng đôi.

Tour tham quan Phố Cổ Hà Nội một ngày tham khảo

Áp dụng cho phương tiện di chuyển bằng xe đạp hoặc đi bộ

Buổi sáng

  • Đi bộ đến ngõ Đồng Xuân dùng điểm tâm với nhiều ẩm thực ngon.
  • Tham quan chợ Đồng Xuân
  • Chụp ảnh lưu niệm tại Ô Quan Chưởng
  • Tham quan Đền Bạch Mã sau đónghỉ trưa và thưởng thức ẩm thực bún chả Hàng Buồm

Buổi trưa

  • Tham quan nhà cổ 87 Mã Mây
  • Tham quan Đình Kim Ngân tại 42-44 phố Hàng Bạc
  • Ăn xế, ngon nhất là thưởng thức bún đậu mắm tôm Phất Lộc
  • Nghỉ ngơi thư giản tại Shot Cafe tại 60 Phất Lộc

Buổi chiều

  • Tham quan Đền Ngọc Sơn và Hồ Hoàn Kiếm
  • Xem múa rối nước
  • Mua qùa lưu niệm tại Phố Cổ Hà Nội. Thưởng thức đặc sản ốc tại Phố Đinh Liệt. Có thể thưởng thức bia hơi tại Phố Lương Ngọc Quyến.

Buổi tối

  • Thưởng thức ẩm thực lòng xào, phở xào trên phố Nguyễn Siêu…
  • Đi dạo chợ Đêm trên phố Hàng Ngang, Hàng Đào. Sau đó ghé làm ly trà chanh ở Chợ Gạo

Lưu ý

  • Cẩn thận mua bán trao đổi ở phố cổ vì rất dễ bị chặt chém
  • Cấm trả giá vao buổi sáng khi mở hàng. Vì đây là điều tối kỵ của người dân nơi đây.
  • Dịch vụ phục vụ ở Hà Nội rất kém, không tốt như trong miền nam. Cho nên khi ăn uống ở đây bạn sẽ tận mắt thấy những món “bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm”. Cấm được bực tức vì đây là văn hóa nơi này.
  • Phải tự mắt trông coi hành lý của chính mình. Vì trong phãm vi 100 m2 có đến 20 ông ăn trộm.
  • Bạn cần thiết thì cứ nhờ công an đang túc trực nơi bạn đang tham quan. Họ rất nhiệt tình giúp đỡ du khách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *