Đèo Mã Phục có thực sự hiểm trở và đẹp như lời đồn không?

Đèo Mã Phục chưa được gọi là đẹp nhất Việt Nam, nhưng củng là đèo đẹp trên quốc lộ 3. Trên đường hành trình du lịch đông bắc bộ, đây là điểm dừng chân lý tưởng, vừa nghỉ mệt vừa chụp hình selfie.

Đèo Mã Phục bạn có thể từ trên chiêm ngưỡng bức tranh Cao Bằng với phong cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Nơi đây muôn ngàn ngọn núi nhấp nhô trùng điệp. Lấp ló những thử ruộng bậc thang xanh chín vàng óng ả. Cuộc sống ở đây bình dị lạ thường.

Tại sao lại có tên là đèo Mã Phục?

Ngày xưa khi vào thế kỷ 11, có một người anh hùng dân tộc Tày, tên là Nùng Trí Cao. Vị anh hùng này đã thống lĩnh nhân dân đánh tan quân xâm lược Nam Tống. Mang lại cuộc sống ấm no yên bình cho miến bắc nước ta. Vào một ngày vị anh hùng này đi tuần tra trên đèo bỗng gặp các cô tiên vẫy gọi phía xa. Anh ta quyết không qua gặp các nàng tiên mà gióng ngựa đi tiếp. Đến đoạn dốc cao thẳng tắp, ngựa của vị anh hùng này đã dừng lại và ngã quỵ xuống. Từ đó người đời đặt tên gọi cho đèo này là Mã Phục. Cái thung lủng nơi các nàng tiên vẩy gọi bây giờ được gọi là Lũng Riệc. Lũng Riệc có nghĩa là thung lũng vẫy gọi, và chân đèo có tên là Lũng Rặp nghĩa là nơi đón tiếp anh hùng trở về.

Lịch sử oai hùng của đèo Mã Phục

Thời Việt Nam bị đô hộ bởi thực dân Pháp, nơi đây là điểm bị Pháp đánh chặn đường tiếp tế lương thực cho quân ta. Thực dân Pháp ngày đêm bắn phá ác liệt tại đây để ngăn chặn tiếp tế các nước láng giềng. Với sự kiểm soát chặt chẽ này, bộ đội ta đã nghỉ cách vượt đèo bằng cách tháo rời từng bộ phận của xe. Sau khi qua đèo lắp ráp lại, những trang thiết bị và vũ khí tiếp tế củng dược khuynh qua. Mọi hướng dẫn ngóc ngách di chuyển đều từ phía người dân bản địa nơi đây. Từ đó huyền thoại về tháo lắp ô tô qua đèo cũng xuất hiện.

Tại sao lại nói nơi đây vừa đẹp thơ mộng vừa hiểm trở hùng vĩ

Hai chữ Mã Phục củng đủ thấy sự mạnh mẻ oai hùng hiên ngang của con đèo này. Nơi đây có hai tảng đá lớn hướng mắt về nhau, giống dáng hai con ngựa đang phủ phục. Nhìn cảnh này là thấy sự mạnh mẻ uy nghiêm của đèo Mã Phục rồi. Không những thế đèo còn có bảy vòng xoáy với những khúc cua ngoặc nghèo hiểm trở. Đèo uốn lượn quang ngọn núi đến bốn tầng dốc. Phía ngược lại bên kia đèo nhẹ nhàng hơn chỉ có hai tầng. Từ giữa đèo, du khách có thể dừng chân lưng chừng đèo để cảm nhận bức tranh thơ mộng nơi đây. Du khách có thể ngắm những bản làng nhỏ đẹp như tranh vẽ ẩn hiện dưới chân núi. Và những thửa ruộng bậc thang đậm sắc màu nông thôn miền núi. Đó là tất cả lý do mà dân khắp nơi vừa thán phục sự hiểm trở, vừa không ngớt lời ca tụng nơi đây.

Những phiên họp chợ lạ thường nơi đây

Du nơi đây chênh vênh lắc lẻo ở lưng chừng núi, nhưng các phiên chợ vẫn được họp theo định kỳ hàng tháng. Các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28 hàng tháng, nơi đây buôn bán sầm uất và tấp nập. Chợ ở đèo Mã Phục không chính thống, nó tự phát theo nhu cầu dân địa phương. Tuy vậy nhưng sản phẩm ở đây khá đa dạng và phong phú. Nơi đây không những để giao thương buôn bán, mà nó còn trở thành một địa điểm du lịch tham quan cần ghé qua khi đến đây. Chính vì vậy mà chợ phiên nơi đây ngày càng tấp nập và đông người giao dịch tham quan. Đặc sản thường bán cho dân đi du lịch đến đây mua về làm quá đó là thịt bò.

Đèo Mã Phục nằm ở đâu?

Đèo Mã Phục cách Cao Bằng hơn 20km. Nó nằm giữa xã Nguyễn Huệ huyện Hòa An với xã Quốc Toản huyện Quảng Hòa thuộc tỉnh Cao Bằng. Đèo uốn lượn quanh co, mạo hiểm và gây thót tim cho du khách mỗi lần đi qua. Đây củng được mệnh danh là ngọn đèo đẹp nhất khu vực.

Nên đi đến vào thời gian nào?

  • Từ tháng 1- tháng 3: Đi thời gian này sẽ xem được hoa mận, hoa đào và hoa cải vàng nở khắp nơi.
  • Tháng 4 tham gia chợ tình Khâu Vai. Tháng 5 là mùa nước đổ ải.
  • Từ tháng 6 – tháng 8 mua này khô ráo nắng đẹp, đi tham quan cao nguyên đá chụp hình.
  • Tháng 9 nên phượt Đèo Mã Pì Lèng Hà Giang, xem lúa chín vùng cao, bạn sẽ được chiêm ngưỡng Hoàng Su Phì tuyệt đẹp.
  • Từ tháng 10 – tháng 11 ngắm hoa Tam Giác Mạch. Tháng 12 xem hoa cải, hoặc nhìn tuyết rơi.

Đường đi và phương tiện đến đèo Mã Phục

Xe khách và xe máy là hai phương tiện được yêu thích nhất khi di chuyển đến đây. Nếu du khách thích mạo hiểm phượt trên những đoạn đèo, thì nên dùng xe máy. Cung đường này cực kỳ nguy hiểm và thưa vắng, tốt nhất mang theo xăng để khỏi bị bi kịch xảy ra. Từ Hà Nội các tỉnh đều có xe đi đến Cao Bằng. Du khách nên liên hệ với nhà xe trước khi đi, tránh tình trạng hết vé, vì vé khá khan hiếm.

Tham khảo thêm tại Clip ngắn này các bạn nhé :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *