Tháp Nhạn Tuy Hòa Phú Yên, Điểm du lịch văn hóa hấp dẫn miền trung

Có bao giờ bạn muốn một lần tìm hiểu về văn hoá người Chăm cổ, những nét kiến trúc đặc sắc của riêng họ. Nếu có hãy đến thăm Tháp Nhạn ở mảnh đất Phú Yên để có thể phần nào thỏa sức giải đáp những tò mò, nghe những câu chuyện huyền ảo. Đi du lịch để giải mã những bí ẩn của thời gian.

Tháp Nhạn là ngọn tháp nổi tiếng ở Phú Yên

Tháp Nhạn là ngọn tháp nổi tiếng ở Phú Yên gắn với nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp. Tháp nằm gần trên đỉnh ngọn núi Nhạn ở bờ bắc sông Đà Rằng. Tháp là đại diện cho nền văn minh phát triển rực rỡ của người Chăm tại khu vực Đông Nam Á. Và nó còn là sự giao thoa văn hóa của hai quốc gia Đại Việt và Ấn Độ.

Giới thiệu sơ lược về Tháp Nhạn Phú Yên

Tháp Nhạn được người Ê Đê và Giarai còn gọi là tháp Kohmeng hay là tháp Chămpa. Tháp là nơi thờ phụng thần linh Chúa Thiên Yana. Tháp còn là công trình kiến trúc tiêu biểu của đồng bào người Chăm xưa với chiều cao khoảng 25m. Tháp được xây dựng với chân đế hình vuông và được thu nhỏ dần về phía đỉnh. Phía đỉnh tháp trang trí bằng tượng đá Linga. Đây là vật biểu tượng tâm linh cho đồng bào người Chăm tại Việt Nam.

Giới thiệu sơ lược về Tháp Nhạn Phú Yên

Nguồn gốc và lịch sử hình thành tháp Nhạn

Nguồn gốc tên gọi dựa theo các truyền thuyết

Truyền thuyết 1: Bà chúa khai sáng Thiên Y A Na

Đến đây phải nghe về truyền thuyết bà chúa khai sáng người Chăm. Có nhiều câu chuyện được kể xoay quanh bà chúa này. Nhưng có một câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về nàng tiên nữ mang tên Thiên Y A Na. Một ông lão tiều phu tìm thấy nàng tiên nữ  khi ấy còn nhỏ ở ngoài rẫy dưa, không biết vì sao bị giáng xuống trần. Ông lão bèn mang cô gái nhỏ về nhà nuôi.

Nguồn gốc và lịch sử hình thành tháp Nhạn

Vào một ngày mưa lụt, nàng biến vào trong khúc cây kỳ nam trôi dạt đến vương quốc khác. Ở đó nàng cưới thái tử và sinh ra hai người con. Một thời gian sau, nhớ về cố quốc, nàng đã mang hai con nhập vào khúc kỳ nam vượt biển trở về chốn cũ. Đem những gì đã học được ở quê chồng dạy cho người dân ở vùng đất này như cấy cày, dệt vải, kéo sợi… Sau này, người dân Chăm pa xây dựng nên ngọn tháp Nhạn để thờ phụng, tưởng nhớ công ơn của Thiên Y A Na. Ngọn tháp được lấy tên là tháp Nhạn bởi nơi đây có nhiều chim nhạn bay tới sinh sống, làm tổ.

Truyền thuyết 2: Xây dựng tháp Nhạn qua cuộc giao tranh

Tương truyền, có ông Lương Phù Già (tức Lương Văn Chánh) giao tranh với quân Chiêm Thành (Chăm). Chiến trường là phần đất Tuy Hoà ngày nay. Quân ông Phù Già đóng ở núi Hựu, quân Chăm đóng ở núi Nhạn. Cuộc chiến bất phân thắng bại nên để hạn chế tổn thất, hai bên giao ước ai xây tháp to hơn, nhanh hơn thì thắng. Bên thua phải rút khỏi Phú Yên. Cuối cùng nhờ xây tháp bằng tre, bằng giấy bôi sơn. Nên tháp của ông Phù Già xây xong nhanh và to hơn tháp được ngày đêm xây đắp của quân Chăm. Vì thế, quân Chăm đành phải chấp nhận thua cuộc. Từ đó, tháp Nhạn sừng sững trên ngọn núi Nhạn.

Xây dựng tháp Nhạn qua cuộc giao tranh

Lịch sử phát triển tháp Nhạn Phú Yên

Vào những năm đầu 1200, theo sổ sách ghi lại thì người Chăm chuyển đến đây sinh sống và cho xây dựng Tháp Nhạn. Cấu trúc cực kỳ đơn giản với 4 tấng và nhỏ dần khi lên cao. Chiêu cao gần 24m và các chân tháp dài tầm 10m. Sau khi tồn tại gần 1000 năm, cộng với sự tàn phá của bom đạn qua bao nhiêu cuộc kháng chiến thì Tháp đã có dấu hiệu hư hỏng. Chính quyền tỉnh Phú Yên đã quyết định tôn tạo lại dựa trên cơ sở giữ nguyên bản gốc nhưng tạo ra nhiều nét đẹp mới. Đến ngày 16/11/1988 Tháp Nhạn được công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Lịch sử phát triển tháp Nhạn Phú Yên

Tại sao du lịch tháp Nhạn lại hấp dẫn du khách

Ngắm nhìn cảnh đẹp Tuy Hòa Phú Yên

Tháp Nhạn là địa điểm lý tưởng khiến nhiều khách du lịch thích thú ghé thăm. Bởi nơi đây nằm ở vị trí “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Từ đỉnh núi tháp Nhạn toạ lạc, mọi người có thể phóng tầm mắt ra xa bốn bề. Các bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp của thành phố Tuy Hoà. Nào là biển rộng, sông dài, trời cao, núi non, ruộng vườn…

Ngắm nhìn cảnh đẹp Tuy Hòa Phú Yên

Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người chăm

Đến đây vào ngày rằm tháng giêng âm lịch, du khách có cơ hội chứng kiến đêm thơ Nguyên tiêu. Đêm văn hóa thu hút đông đảo các anh chị văn nghệ sĩ gần xa đến giao lưu nghệ thuật. Hãy đến vào tháng 3 âm lịch hằng năm, bạn sẽ được chứng kiến Lễ hội vía Bà – Tạ ơn Mẹ xứ sở. Lễ hội là dịp người tứ xứ, du khách thập phương đến dâng hương, tham dự lễ hội.

Tìm hiểu văn hóa tâm linh của người chăm

Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm. Công trình kiến trúc còn hiện hữu, sừng sững giữa đất trời dù trải qua bao biến cố. Là chứng nhân lịch sử  hào hùng của mảnh đất này. Dải đất miền Trung là nơi sinh sống lâu đời của người Chăm từ xưa. Thích hợp cho những ai yêu thích vẻ đẹp xưa cũ, muốn khám phá, hiểu hơn về nền văn hoá Chăm-pa còn nhiều bí ẩn.

một công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm

Tháp Nhạn được mệnh danh là mắt thần

Tháp Nhạn được xây dựng trên sườn Núi Nhạn, nằm ở phía đông thuộc trung tâm Thành Phố Tuy Hòa. Vị trí chiến lược được xem như mắt thần của Tuy Hòa Phú Yên. Núi Nhạn cao 64m so với mặt nước biển. Nền sân có diện tích gần 60m2. Đây là ngọn núi quý hiếm của các tỉnh miền trung duyên hải. Mặt chính tháp quay về hường sinh khí phí đông. Các mặt còn lại xây kín, với phong thủy tháp tựa lưng núi tạo thế vững chắc.

Tháp Nhạn được mệnh danh là mắt thần

Đứng ở sân Tháp Nhạn có thể nhìn thấy cửa sông Đà Diễn. Bạn sẽ cảm nhận một biển Đông như dát bạc, sóng và gió biển tràn về. Nhìn về tay phải bạn sẽ thấy sông Chùa như suối tóc mơ với rặng tre xanh với những đàn cò trắng dập dờn bay. Thấp thoáng xa là làng hoa Ngọc Lãng. Xa hơn nữa đó là sông Đà Rằng, núi Đá Bia mờ xa. Nhìn về tay trái, Tuy Hòa như thủ nhỏ trong tầm mắt của bạn. Bao la hình ảnh ruộng đồng xanh bát ngát, núi Chóp Chài như “cụ Rùa” khổng lồ đang bò về cửa sông Đà Diễn.

sân Tháp Nhạn có thể nhìn thấy cửa sông Đà Diễn

Điểm du lịch mang tầm chiến lược quan trọng toàn tỉnh

Ngành du lịch Phú Yên đã đầu tư khá lớn cho các công trình xung quanh Núi Nhạn. Tạo nên hệ sinh thái du lịch tại khu vực này. Quyết tâm dẫn đầu du lịch miền trung, rồi say đó vươn mình ra quốc tế. Các công trình đang được phát triển như: Tu bổ Tháp Nhạn, xây dựng Tượng đài liệt sĩ Núi Nhạn. Trồng cây quý hiếm dọc đường lên núi, mở rộng công viên Diên Hồng, xây dựng lại các chùa chiền, miếu cổ dưới chân núi… Tháp Nhạn là niềm tự hào của người dân Tuy Hòa, là nỗi nhớ mỗi khi cách núi, xa quê.

Điểm du lịch mang tầm chiến lược quan trọng toàn tỉnh

Khám phá kiến trúc độc đáo của Tháp Nhạn

Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Nhạn

Tháp Nhạn mang hình dáng tượng trưng cho ngọn núi Meru là trung tâm vũ trụ theo quan niệm của đạo Bà La Môn. Tháp có dạng đế hình vuông, cạnh dài 10 mét, cao 25 mét. Kết cấu của tháp Nhạn được chia tỉ lệ cân đối theo ba phần đế, thân và mái. Biểu tượng mang ý nghĩa theo quan niệm tâm linh của người Chăm là trần tục, tâm linh và thần linh. Toàn tháp phủ một màu đỏ gạch, càng lên cao tháp càng thu hẹp lại. Cửa và mặt chính của ngôi tháp hướng về hướng Đông. Chân ốp đá sa thạch, nóc tháp gồm nhiều lớp xếp, được gắn tượng Linga. Ý nghĩa tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực được điêu khắc công phu ở trên đỉnh tháp.

Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Nhạn

Bên trong tháp rộng khoảng 25 m, ba mặt tường của tháp Nhạn được trang trí bằng những hoa văn mang màu sắc tâm linh. Những hình rồng được chạm khắc tinh tế, không gian sâu thăm thẳm huyền bí khi nhìn từ dưới lên trên đỉnh tháp.

Bí ẩn về chất liệu xây dựng tháp Nhạn

Các công trình kiến trúc bằng đá thời xưa đều mang trong mình những bí ẩn về việc xây dựng nên. Tháp Nhạn cũng vậy, nhiều khách du lịch đến đây cũng thường bày tỏ những thắc mắc của mình về chất liệu. Nó làm bằng gì để có thể tạo dựng được công trình vững chắc qua nhiều năm tháng. Không chỉ đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của tháp Nhạn, nghe kể về những câu chuyện đậm màu sắc kỳ ảo. Bạn cũng hãy tìm hiểu thêm về các vật liệu dùng trong xây dựng các công trình xưa. Làm giàu thêm kho tàng tri thức của bản thân bạn nhé!

Bí ẩn về chất liệu xây dựng tháp Nhạn

Theo như các nghiên cứu, loại gạch dùng để xây tháp Nhạn nhẹ hơn và có độ chịu nén, chịu va đập tốt hơn các viên gạch thông thường hiện nay. Loại keo để gắn kết các viên gạch hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Loại keo kết dính được cho là chế từ cây dầu rái. Tuy nhiên công thức pha trộn như thế nào để tạo nên loại keo bền chặt. Nó có thể nâng đỡ được tòa tháp lớn qua nhiều năm tháng như vậy vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ của các nhà nghiên cứu.

Bí ẩn về chất liệu xây dựng tháp Nhạn

Không những dựa vào những chất liệu bí ẩn kia mà còn nhờ vào bàn tay khéo léo của những con người trực tiếp xây dựng. Dưới bàn tay tỉ mỉ của mình, người thợ đã gọt giũa, mài chập các viên đá cho thật khít với nhau. Làm cho “tác phẩm” của mình trở nên hoàn hảo, khăng khít không một kẻ hở, mang tính thẩm mỹ cao.

Tháp Nhạn là thiên đường sống ảo của giới trẻ miền trung

Trong hành trình săn ảnh của các bạn trẻ khu vực miền trung thì các đền đài tháp miếu không thể không kể đến. Tháp Nhạn là một điểm check in hoài cổ nhưng độc lạ. Với đẳng cấp chỉnh màu ghép ảnh, các bạn trẻ miền trung đã làm cộng đồng mạng phải phát sốt khi xem những tấm ảnh được chụp tại đây. Rất nhiều góc chụp đẹp đang chờ các bạn đến đây tác nghiệp khám phá. Hãy đến đây và trổ tài làm ảnh của mình đi bạn nhé.

Tháp Nhạn là thiên đường sống ảo của giới trẻ miền trung

Tháp Nhạn nằm ở đâu?

Tháp Nhạn nằm trên núi Nhạn, quanh năm soi bóng xuống sông Đà Rằng. Tháp thuộc phường 1, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng với mục đích thờ phụng thần linh của người Chăm xưa.

Tháp Nhạn nằm ở đâu

Giá vé và chi phí tham quan Tháp Nhạn

Tháp Nhạn là điểm tham quan văn hóa và di tích Việt Nam hoàn toàn miễn phí. Thời gian mở cửa tham quan tại đây từ 6 giờ 30 đến 23 giờ hàng ngày. Bạn có thể đến đây chụp hình check in khám phá văn hóa lịch sử thoải mái mà không sợ tốn tiền bạn nhé.

Giá vé và chi phí tham quan Tháp Nhạn

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan tháp Nhạn

Tháp Nhạn là di tích lịch sử văn hóa nằm ở ngoài trời. Cho nên bạn có thể đến đây vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên bạn nên chọn những thời điểm không mưa để việc tham quan dễ dàng hơn. Thời gian tham quan đẹp nhất là từ 6 giờ 30 cho đến 7 giờ tốt hằng ngày. Đặc biệt nếu bạn tìm đến đây vào dịp Rằm Tháng Giêng âm lịch, bạn sẽ được tham gia hội thơ Nguyên Tiêu. Đây là lể hội thu hút rất nhiều giới văn nghệ sĩ trong cả nước.

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan tháp Nhạn

Đường đi và phương tiện di chuyển đến tháp Nhạn

Đường đi và phương tiện di chuyển đến tháp Nhạn

Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội di chuyển đến Tuy Hòa Phú Yên

Từ Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể đi đến Tuy Hoà, Phú Yên bằng xe khách đường dài, tàu hoả hoặc máy bay. Phương tiện được lựa chọn nhiều nhất thường là máy bay bởi tiết kiệm thời gian và thoải mái hơn hai phương tiện còn lại.

Từ Tuy Hòa di chuyển đến tháp Nhạn

Tháp Nhạn nằm cách trung tâm thành phố Tuy Hòa gần 4 km dọc theo đường Nguyễn Tất Thành. Thời gian di chuyển chỉ hơn 5 phút. Bạn hoàn toàn có thể đi bộ nếu bạn muốn trải nghiệm phố xá Tuy Hòa.

> Bạn có thể xem tham khảo hành trình đường đi qua link: Đường đi đến Tháp Nhạn

Ăn gì khi đi tham quan Tháp Nhạn Phú Yên

Tại điểm tham quan Tháp Nhạn không có kinh doanh ăn uống. Bởi vậy cho nên bạn muốn ăn phải đi tìm một số quán ăn lân cận gần đó. Vì điểm du lịch này nằm trong thành phố nên có rất nhiều quán ăn phục vụ. Bạn không nên quá lo về vấn đề ăn uống này nhé. Một số món ăn dân dã được bày bán ngay dưới chân núi bạn có thể tham khảo như: bánh canh hẹ, bánh tráng nước, bánh hỏi, bánh bèo, bánh lọc, các loại chè…

Ở đâu khi đi tham quan Tháp Nhạn Phú Yên

Trong thành phố Tuy Hòa có rất nhiều cơ sỡ lưu trú qua đêm. Từ khách sạn cao cấp cho đến các nhà nghỉ bình dân. Tuy nhiên bạn nên trải nghiệm các homestay ở đây với chi phí tầm 120.000 đồng /1 người /1 đêm. Không gian homestay ở đây rất đẹp và có rất nhiều góc chụp ảnh rất chill.

Ở đâu khi đi tham quan Tháp Nhạn Phú Yên

Lưu ý

  • Bạn lưu ý không nên mặc quần áo quá ngắn, mỏng vì trên tháp Nhạn thường có gió lớn.
  • Nếu bạn ngại leo tháp, bạn có thể thuê xe ôm chở lên với giá 10.000 đồng/người.
  • Nên đi tham quan vào tối thứ Bảy để thưởng thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc.
  • Ở đây thường xuyên xảy ra nạn móc túi, cho nên các bạn lưu ý giữ gìn tài sản cá nhân khi tham quan Tháp Nhạn.

> Xem thêm Video về Tháp Nhạn tại đây bạn nhé:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *