Thánh địa Mỹ Sơn có phải là khu di tích lịch sử nổi tiếng nhất Quảng Nam

Quảng Nam là điểm tham quan du lịch mà bạn có thể tìm hiểu được rất nhiều nền văn hóa và di tích lịch sử khác nhau. Ở đây bạn còn được tìm hiều các công trình nghệ thuật kiến trúc vô cùng độc đáo.

Thánh Địa Mỹ Sơn là một quần thể di tích lịch sử với hơn 70 ngôi đền tháp cổ. Những ngôi đền này mang nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Mổi công trình điêu khắc đếu là tượng trưng tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Chăm Pa.

Thánh Địa Mỹ Sơn là một quần thể di tích lịch sử với hơn 70 ngôi đền tháp cổ.

Giới thiệu thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn hay còn gọi là di tích Mỹ Sơn. Đây đích thực là một quần thể di tích đền đài cổ của dân tộc Chăm Pa ngày xưa. Khu đền này nằm trong một thung lũng có đường kính rộng chừng 2 km với núi non trùng điệp bao quanh. Đây là khu vực lăng mộ các vua quan, hoàng thân quốc thích của những vương triều Chăm Pa xưa. Di tích lịch sử này được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế Giới vào năm 1999.

Thánh địa Mỹ Sơn hay còn gọi là di tích Mỹ Sơn.

Nguồn gốc và lịch sử hình thành thánh địa Mỹ Sơn

Nguồn gốc Thánh Địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn lần đầu được xây dựng là vào thế kỷ IV. Nơi đây là địa điểm cho các vua chúa Chăm Pa ngày xưa hành lễ với các Thánh thần. Thánh địa này có nguồn gốc từ văn hóa Ấn Độ, bằng chứng cụ thể là các bia đá còn ghi bằng ngôn ngữ tiếng Phạn. Theo tài liệu thì thánh đường này được xây dựng bởi vua Bhadravarman I trong khoảng thời gian từ năm 381 đến 413.

hánh địa Mỹ Sơn lần đầu được xây dựng là vào thế kỷ IV.

Vào thế kỷ thứ VI, Thánh Địa Mỹ Sơn bị thêu rụi bởi một trận hỏa hoạn mà đến nay chưa rỏ do con người hay thiên nhiên. Mãi đến thế kỷ thứ VII, vua Sambhuvarman đã dùng gạch để xây dựng lại. Ngôi đền bắt đầu xuất hiện lại trong giai đoạn từ năm 577 đến năm 629 và tồn tại cho đến ngày nay. Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa và kế thừa xây dựng các đền tháp mới cho đến ngày hôm nay.

Lịch sử phát triển Thánh Địa Mỹ Sơn

Vào năm 1898, thánh địa Mỹ Sơn một lần nữa được khai quật phát hiện bởi một người Pháp. Sau những ngày đêm nghiên cứu, người này đã công bố với thế giới tây phương công trình cổ đại này. Cho đến năm 1999, nó được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa của thế giới. Kể từ đó đến đây, du khách trong và ngoài nước tìm đến đây tham quan du lịch rất nhiều. Giúp nó trở thành điểm du lịch, tham quan nổi tiếng của miền Trung, thu hút hàng trăm vị khách đến đây.

Thánh địa Mỹ Sơn có gì mà hấp dẫn du khách

Tham quan bức tranh cổ đại thiên nhiên ngày xưa

Thánh địa Mỹ Sơn được bao bọc xung quanh là những rừng cây xanh mát. Ở giữa bức tranh cổ đại này là một tòa tháp có tên gọi là kalan nằm giữa đất trời. Xung quanh được chia đều ra bốn khu vực rất đều. Toàn bộ các tháp đền được bao bọc bởi hai dãy núi ở hướng Đông và Tây. Bốn khu vực được phân định bằng các con suối trong rất đẹp. Từ bên trên bạn trông thấy bức tranh này không khỏi bồi hồi xúc động. Bức tranh thể hiện sự hiếu kính tâm linh của người dân Chăm Pa với các vị thần.

Tham quan khám phá nét kiến Trúc cực kỳ độc lạ của thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn nổi tiêng với lối kiến trúc nghệ thuật độc và lạ. Tất cả nét đẹp ở đây đều xoay quanh kỷ thuật điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân ngày xưa. Với một quần thể 70 ngôi đền tháp được thiết kế theo 6 loại phong cách riêng biệt. Đó là phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Tuy nhiên dù là phong cách nào nó củng bắt đầu khai sáng từ nền điêu khắc Ấn Độ chung.

Trình độ điêu khắc của các nghệ nhân ngày xưa đạt đến cảnh giới nhập thần. Khi các đường nét là thể hiện sức sống mãnh liệt của con người Chăm Pa. Đường nét với nội tâm lúc bay bổng sảng khoái, lúc trầm tĩnh ưu tư, lúc lại trăn trở day dứt… Trên đỉnh các ngọn tháp đều có hình chóp. Đây là biểu tượng của đỉnh Meru thần thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp là nơi để đón ánh nằng mặt trời mọc, cho nên nó được xây dựng xoay về hướng đông. Trên các vách tường được trang trí hoa văn lá cuốn hình chữ S nối liền nhau.

Các con vật được trang trí đều mang đậm dấu ấn của sự tâm linh. Đó là những con thú thần thoại có nanh nhọn và vòi dài. Ví dụ như: hình vũ nữ Apsara, sư tử, voi, chim thần Garuda, tượng người cầu nguyện. Tất cả đều mang cùng một ý nguyện đó là nói lên lòng thành của con người Chăm Pa dành riêng cho các vị thần.

Khám phá lễ hội văn hóa rất đặc trưng của dân tộc Chăm Pa

Du lịch thánh địa Mỹ Sơn không chỉ khám phong cách kiến trúc độc lạ mà nó giúp bạn khai sáng thêm nền văn hóa Chăm Pa cổ đại. Với những vũ điệu chăm pa nhẹ nhàng, uyển chuyển và các lễ hội cầu khấn thần linh. Hơn thế nữa là bạn có thể hòa nhập vào cuộc sống của bà con Chăm Pa. Điều này giúp bạn nhanh chóng khám phá nền văn minh và phong tục tập quán của bà con nơi đây. Một số lễ hội nổi bật của bà con dân tộc Chăm Pa sau đây bạn có thể tìm hiểu:

Khám phá lễ hội Katê

Tại Thánh Địa Mỹ Sơn diễn ra rất nhiều lễ hội như: lễ phục, kiệu rước, rước nước và Katê… Tất cả đều là những lễ hội rất độc lạ của bà con dân tộc chăm pa. Tuy nhiên vui nhộn và náo nhiệt nhất đó chính là lễ hội Katê. Trong lễ hội các bạn tha hồ chiêm ngưỡng rất nhiều điệu mua đặc sắc của các cô gái chăm pa.

Điệu múa Apsara

Điệu múa này được phát triển dựa trên cảm hứng từ những tượng đá Apsara trên các bức phù điêu hay tượng bằng sa thạch. Các cô gái với thân thể mượt mà múa những vũ điệu uyển chuyển mềm mại. Vũ điệu giúp bạn thấy được nét đẹp phụ nữ từ những đường cong cơ thể mà tạo hóa dành tặng cho họ. Đây là điệu múa được mệnh danh là huyền ảo và là điệu múa của linh hồn của đá đầy mê hoặc. Các cô gái tay thon và ngực căng tròn trong trang phục rực rỡ, lấp lánh. Các cô gái cứ nhảy múa trong tiếng trống Paranưng và tiếng khèn Sarainai…

Điệu múa chim công

Chim công là biểu tượng của niềm vui, sự may mắn của bà con Chăm Pa. Bởi vì thế mà ở đây trong các kỳ lễ hội đều có các điệu múa và hóa trang thành chim công. Với những chiếc quạt, các cô gái Chăm đã biến hình thành những chú công rất đẹp. Hai chiếc quạt như đôi cánh, khi như đôi chim. Chiếc quạt vung lên, chiếc quạt úp xuống trong vũ điệu cực kỳ duyên dáng của các cô gái. Nó là sự tượng trưng cho nghĩa tình khi thì sóng đôi khi thì bay lượn.

Điệu múa đạp lửa

Đàn ông chinh chiến, đàn bà sinh nở. Đây là câu nói truyền miệng suốt từ thế kỷ này qua thế kỷ khác cửa người Chăm. Nó thể hiện sự mạnh mẽ, trung kiên của đàn ông trong việc bảo vệ xóm làng, quê hương. Những người đàn ông phải chinh phục các ngọn lửa trong các vũ điệu đạp lửa. Điều này nói lên sức mạnh bảo vệ quê hương trước những ngọn lửa đại diện cho khó khăn, cho nguy hiểm. Những người đàn ông múa kiếm múa đao vừa chiến đấu, vừa thể hiện sự quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để đi đến chiến thắng.

Điệu múa đội lúa đội nước

Lúa gạo là lương thực chính cho cả bà con á đông không riêng gì bà con dân tộc chăm pa. Chính vì thế mà ở đây củng tồn tại một vũ điệu múa đội nước đội lúa mang về làng. Điệu múa đội nước là sự phát triển sáng tạo dựa trên điệu múa chim công. Nó giúp bà con người chăm thay lời cảm tạ các vị thần linh đã cho họ nước uống và lương thực. Điệu múa được thể hiện bởi các thiếu nữ Chăm đẹp dịu dàng và thướt tha, uyển chuyển.

Điệu múa đội lúa đội nước

Điệu múa khăn

Đến tham gia các lễ hội ở Thánh địa Mỹ Sơn bạn còn chứng kiến điệu múa khăn cực kỳ độc lạ. Đây là điệu múa với đạo cụ duy nhất là những chiếc khăn. Điệu múa mang hàm ý bày tỏ lòng thành với thần linh là người chăm pa rất hiền dịu và cực kỳ tin tưởng vào các thần. Chiếc khăn là sự tượng trưng cho tấm lòng trong trắng đáng yêu, hiền dịu của các thiếu nữ Chăm.

Điệu múa khăn

Con đường cổ nghìn năm ở Thánh Địa Mỹ Sơn

Trong một lần sữa chữa trùng tu các ngọn tháp, một chuyên gia vô tình phát hiện ra con đường độc địa này. Con đường rộng đến 8m với 2 bờ tường song song nhau và độ sâu là 1m. Nó nằm ẩn phía bên trong lòng đất, và là con đường dành riêng cho giới hoàng tộc di chuyển. Các vị vua đi đến đây để hành lể và hiếu nghĩa với các thần linh. Con đường đợc làm bằng các vật liệu rất đặc trưng như đất nung và phụ gia kết dính đặc biệt.

Khám phá thám hiểm khu Đền đá tại thánh địa Mỹ Sơn

Đây là một cái đền xây dựng bằng đá duy nhất và độc nhất tại thánh địa Mỹ Sơn. Ngôi đền cao trên 30m nhưng rất tiếc nó đã bị đổ sập 1 nữa vị bom đạn trong chiến tranh. Sau lưng đền còn rất nhiều dấu tích tàn phá của bom đạn, cụ thể là những hố bom rất to. Bạn sẽ được nghe thuyết minh về các giá trị lịch sử văn hóa lâu đời của nó.

 

Khám phá thám hiểm khu Đền đá tại thánh địa Mỹ Sơn

Ngắm bình minh và hoàng hôn cực đẹp tại thánh địa Mỹ Sơn

Bình minh ló dạng phía đằng xa các ngôi đền tạo nên một bức tranh đỏ rực với phong nền xanh cực đẹp. Những giọt sương mai óng ánh quanh ánh mặt trời, nhựng tiếng chim hót líu lo trong khu rừng cây.

Ngắm bình minh và hoàng hôn cực đẹp tại thánh địa Mỹ Sơn

Hoàng hôn củng vậy, tuy không mang hơi thở một ngày mới, nhưng cái thứ ánh nắng cuối ngày củng đẹp không kém phần. Ánh nắng chói chang gắt dần lịm đi trong một không gian đen tối. Từng làn mây bay nhẹ nhàng với những cơn gió mát thổi ngang qua mặt.

Từng làn mây bay nhẹ nhàng với những cơn gió mát thổi ngang qua mặt.

Thiên đường chụp hình check in sống ảo

Thánh địa Mỹ Sơn với background là những ngôi đền cổ cực đẹp. Nơi đây là điểm sáng tạo dáng và ảnh độc được truyền bá trên mạng xã hội trong thời gian quan. Những bộ ảnh cực chill phối họp những tone màu mà chắc chắn bạn khó tìm thấy ở bất kỳ nơi đâu.

Thánh địa Mỹ Sơn nằm ở đâu?

Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây là một khu di tích nằm cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và rất gần thành cổ Trà Kiệu. Nơi đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á.

Giá vé và chi phí tham quan thánh địa Mỹ Sơn

Giá vé tham quan thánh địa Mỹ Sơn dành cho các du khách nước ngoài là 150.000 đồng. Du khách nội địa là 100.000 đồng. Tất cả chi phí trên đã bao gồm tham quan và dịch vụ xe điện tham quan. Miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 15 tuổi. Chi phí trên củng đã bao gồm luôn hướng dẫn viên du lịch.

Giá vé và chi phí tham quan thánh địa Mỹ Sơn

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn là điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa lâu đời của Quảng Nam. Cho nên bạn có thể đến đây bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên vì nó nằm lộ thiên ngoài trời cho nên bạn hạn chế đến đây vào những ngày mưa. Mưa nó rất khó di chuyển nhưng nó sẽ làm bạn cảm thấy một nét đẹp lạ kỳ với đượm chất buồn tại đây.

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan thánh địa Mỹ Sơn

Đường đi và phương tiện di chuyển đến thánh địa Mỹ Sơn

Máy bay

Có rất hiều phương tiện di chuyển đến thánh địa Mỹ Sơn. Tuy nơi đây là điểm tham quan thuộc tỉnh Quảng Nam, nhưng nó chỉ cách sân bay Đà Nẵng không quá 26km. Các bạn nến đến sân bay rồi di chuyển sẽ gần hơn đi từ sần bay Quảng Nam với hơn 90km. Các

Xe khách

Các bạn nên bắt xe khách đến bến xe Đà Nẵng say đó di chuyển đếnb thánh địa Mỹ Sơn. Hành trình này chỉ tốn 25km rất gần so với hành trình gần 60km đi từ bến xe Quảng Nam. Từ bến xe Đà Nẵng các bạn thuê xe ôm hoặc Taxi đều dể dàng.

Xe máy

Các bạn cứ dọc theo quốc lộ 1A, chạy thẳng hướng về Vĩnh Điện rồi tới thị trấn Nam Phước. Sau đó từ ngã ba Nam Phước, rẽ phải chạy lên theo hướng Trà Kiệu thêm 12km. Lúc này bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn lối vào thánh địa Mỹ Sơn. Bây giờ bạn chỉ cần di chuyển thêm khoảng 5 phút đường núi nữa sẽ đến nơi cần đến. Các bạn xem thêm link hướng dẫn đường đi sau: Đường đi đến thánh địa Mỹ Sơn

Ăn gi khi đi tham quan thánh địa Mỹ Sơn

Tại Thánh Địa Mỹ Sơn hầu như không có các cơ sở kinh doanh ăn uống. Chính vì vậy mà bạn cần di chuyển khoảng 14km về thị trấn Ái Nghĩa. Nơi đây có rất nhiều quán ăn bình dân mang mùi vị địa phương cực ngon. Bạn nên an tâm vì bà con ở đây rất dể thương không bao giờ có nạn chặt chém.

Ở đâu khi đi tham quan thánh địa Mỹ Sơn

Xung quanh thánh địa Mỹ Sơn chưa được đầu tư nhiều các cơ sở lưu trú. Cho nên bạn muốn qua đêm thì di chuyển về thị trấn Ái Nghĩa cách đó 14km. Ở đây không có khách sạn cao cấp, nhưng hệ thống nhà nghỉ ở đây không quá nghèo nàn để đón tiếp bạn.

Ở đâu khi đi tham quan thánh địa Mỹ Sơn

Lưu ý

Đây là điểm tham quan nằm trong thung lũng hố sâu. Không có bán đồ ăn và thức uống, cho nên bạn cần chuẩn bị những thức này mang theo. Đây là điểm tham quan ngoài trời cho nên bạn cần mang theo dù và nón để tránh nắng. Các bạn nào tác nghiệp chụp ảnh thì nhớ mang theo kem chống nắng. Bạn nên giữ môi trường trong xanh sạch đẹp cho thánh địa Mỹ Sơn. Tuyệt đối không xax rác bạn nhé.

Thánh địa Mỹ Sơn có phải là khu di tích lịch sử nổi tiếng nhất Quảng Nam

Các bạn xem thêm video clip sau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *