Du lịch Tây Nguyên đang ngày càng nổi tiếng với những thắng cảnh thiên nhiên quá đổi hoang sơ nhưng cực kỳ hùng vĩ. Số lượng du khách tìm đến các vùng cao check in chụp hình săn ảnh ngày càng đông. Đi kèm với rừng núi hoang sơ không thể không nhắc đến những ngọn thác hùng vĩ, ngày đêm chảy ầm ỉ không dừng. Kon Tum, một thành phố ở vùng cao tây nguyên củng không thoát khỏi sự truy tìm đó. Giới trẻ đến đây đểm tìm tòi gì, chúng ta cùng nghiên cứu các bạn nhé.
Thác Pa Sỹ nằm giữa muôn vàn cảnh đẹp thiên nhiên của Tây Nguyên núi rừng. Đây là ngọn thác ở Kon Tum luôn hiện lên trong tâm trí những người đam mê check in săn ảnh đẹp. Đến khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ các bạn sẽ chiêm ngưỡng cảnh đẹp của con thác. Các bạn còn được cảm nhận những dải rừng nguyên sinh chạy dài. Cảm nhận những con suối nhỏ luồn qua những kẽ đá và dòng nước mạnh mẽ đổ xuống từ ngọn thác này. Đến nơi đây để một lần được hòa mình với cuộc sống thiên nhiên. Các bạn hãy tranh thủ đi du lịch Kon Tum vì chỉ còn nơi này là giữ nguyên vẹn hồn thiên nhiên vốn có.
Giới thiệu sơ lược về khu du lịch sinh thái Thác Pa Sỹ
Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ có tổng diện tích gần 25 ha với cơ sở hạ tầng đầy đủ để đáp ứng số lượng lớn du khách đến đây tham quan. Hệ thống xưởng sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhà trưng bày văn hóa của dân tộc Rơ Mâm khá đầy đủ. Còn có cả các trang trại trồng rau và hoa. vớ hệ thống đường đi di chuyển rộng lớn. Khu du lịch được thiết kế theo dạng nhà vườn sinh thái với bốn bề được bao phủ bở cây xanh mát mẻ.
Thác Pa Sỹ được hình thành từ ba ngọn thác lớn, và được dân ở đây gọi cho cái tên thân mật là Pau Suh. Thác đổ từ độ cao 1.500m nên ầm ỉ tung bay bọ trắng xóa khắp đất trời. Vào những ngày trời nắng oi ả, người dân địa phương hay ra đây tắm mát và chơi đùa quanh thác. Nơi đây còn có số lượng lớn tượng gỗ do các nghệ nhân dân tộc chế tác. Khu du lịch sinh thái Thác Pa Sỹ còn là nơi diễn ra các lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Rơ Mâm. Các lể hội lớn như: Tết gieo mạ và mừng lúa mới, cúng chuồng trâu, tục táng….
Nguồn gốc lịch sử thác Pa Sỹ với truyền thuyết về bảy hồ ba thác
Khu du lịch thác Pa Sỹ thuộc trong ngôi làng Kon Tu Rằng của đồng bào dân tộc Mơ Nâm. Đây là vùng đất linh thiêng gắn liền với truyền thuyết bảy hồ ba thác của người dân ở đây.
Sự xuất hiện của những người con thần linh
Ngày xửa ngày xưa, Măng Đen là vùng bằng phẳng, đẹp lạ lùng với rừng thiêng xanh mênh mông trải dài như dải lụa. Lúc này loài người và vạn vật chưa sinh sôi nảy nở tại đây. Cho đến một hôm vị thần quyền lực nhất núi rừng là Yang Plinh đi dạo ngang Măng Đen và cảm thấy rất buồn bã. Ông bèn cho gọi bảy người con trai đến và giao cho sứ mệnh phát triển nòi giống ở Măng Đen. Những người anh em gồm: Gu Kăng Rpong, Gu Kăng Zơ Ri, Gu Kăng Ziu, Gu Kăng Đam, Gu Kăng Lung, Gu Kăng Săng. Và cuối cùng là người em út tên Gu Kăng Pô. Mỗi người được phong làm thần và cai quản một vùng đất, gọi là Huynh.
Sự xuất hiện bảy ngôi làng
Sau kỳ xuống Măng Đen, bảy chàng trai này lập gia đình và lấy vợ. Nhưng theo Yang Plinh thì những người vợ này phải viến thánh các loài vật. Vợ của Gu Kăng Đam, Gu Kăng Rpong biến thành heo thần gọi là Chu Huynh. Vợ của Gu Kăng Zơ Ri, Gu Kăng Ziu, Gu Kăng Săng biến thành nai thần gọi là Zoi Huynh. Vợ của Gu Kăng Lung biến thành cá thần gọi là Ca Huynh. Và vợ của Gu Kăng Pô biến thành thằn lằn thần gọi là Pô Huynh. Các bà vợ phải cai quản những con vật mà mình hóa thân thành. Và các ông chồng dính với lời nguyền không được ăn thịt các loài do vợ mình biến thành. Nếu vi phạm lỗi thì sẽ bị trừng phạt.
Nhờ sản vật phong phú, đất đai màu mở cộng với thời tiết thuận hòa mà bảy ngôi làng ngày càng giàu có. Cuộc sống dân làng ngày cáng sung túc làm cho thần Yang Plinh rất hài lòng vế các người con của mình. Dần dà vì công việc, các người con vãn dần việc về trời hội tụ với vị thần Yang Plinh.
Vị thần quyền lực Yang Plinh nổi giận
Vào mổi dịp đầu năm, các vị thần làm lể mổ trâu cúng mừng năm mới. Vừa đón xuân vừa ăn mừng bội thu cho năm vừa qua. Những lần cúng như vậy, người dân ở đây buộc phải mặc đồ đẹp nhất. Họ được uống rượu và ăn những món ngon nhất, và ca hát nhảy múa từ đêm này sang đêm khác. Và điều đặc biệt trong mổi lần cúng Yeeng, nhất thiết phải có cây nêu vẽ hình trang trí thể hiện cuộc sống xung quanh họ. Họ vẽ hình núi non, sông nước và trên cùng là hình mặt trời. Cây nêu còn là biểu tượng cho đường lên trời để các Huynh báo cáo với Yang Plinh về cuộc sống ở trần gian.
Đến một hôm chuyện rắc rối củng đã xảy ra. Những người con đã quên mất lời cha dặn mà vi phạm vào lời nguyền năm xưa. Họ vui chơi, ăn uống say xưa, và ăn cả thịt cùng loài với vợ mình biến ra. Trong số anh em duy nhất chỉ có người con út là Gu Kăng Pô ở làng Huynh Pô không vi phạm. Thần Yang Plinh nổi giận, dùng lửa trừng trị sáu đứa con trai lớn. Đang trong đêm tiệc, bão tố nổi lên, sáu cột lửa trên trời đánh xuống thiêu rụi sau ngồi làng kia thành tro bụi.
Sự ra đời bảy hồ ba thác
Người em út làng Huynh Pô dù không vi phạm nhưng Yang Plinh vẫn cho trừng phạt. Ông cho lựa chọn một là dân làng phải chết hoặc Gu Kăng Pô phải chết. Nhưng vì quá thương xót dân làng nên Gu Kăng Pô tự nhận cái chết về mình. Khi chết ông chỉ có một cầu nguyện đó là xin mang theo một đứa nhỏ để hầu hạ. Các cột lửa đã thiêu rụi tất cả và sau đó để lại sáu cái hồ cực lớn. Dân làng ở Huynh Pô sống sót chuyển đi nơi khác và tại miệng hố lửa làng này cũng biến thành một cái hồ nhỏ. Trong khi Yang PLinh trừng phạt những đứa con trai, có ba cột lửa bắn lên và biến thành ba thác nước ở Măng Đen bây giờ.
Tại sao khu du lịch sinh thái Thác Pa Sỹ lại hấp dẫn du khách?
Khu du lịch sinh thái Thác Pa Sỹ bức tranh sơn thủy hữu tình
Khu du lịch sinh thái Thác Pa Sỹ với khu rừng nguyên sinh trù phú. Với những cánh rừng bao bộc con thác Pa Sỹ. Các bậc tam cấp đi xuống thác không bằng phẳng mà còn lại rong rêu trơn trợt. Nó thể hiện đúng nét hoang sơ của nơi này làm cho các bạn cái cảm giác thích thú lạ kỳ. Khi xuống con thác các bạn nghe tiếng ầm ầm dữ dội của thác. Và phía trước mặt là khung cảnh tuyệt sắc thiên nhiên dần hiện ra trước mắt. Cảnh vật như một bức tranh sơn thủy với một nàng tiên nấp mình giữa núi rừng Tây Nguyên. Dòng nước mãnh mẽ bọt bay trắng xóa làm cho bạn cảm thấy thật nhỏ bé trước khung cảnh hùng vĩ này.
Trải nghiệm núi rừng Tây Nguyên
Đi khám phá Thác Pa Sỹ bạn sẽ được ngắm thác và thưởng thức những đặc sản của núi rừng Tây Nguyên. Nếu bạn cấm trại ở lại qua đêm thì không gì hơn mổi sớm thức giấc ngồi nhâm nhi ly cafe ngắm núi rừng. Xung quanh bạn là những ngôi nhà rông và nhà sàn thấp thoáng ẩn hiện dưới các vườn cây. Chính phong cảnh thiên nhiên quá mộc mạc, hùng vĩ. Nhưng bạn sẽ cảm nhận được cái yên bình, trong mát của núi rừng Tây Nguyên. Cảm nhận được sự hòa hợp giữa thiên nhiên, giá trị văn hóa độc đáo của cư dân bản địa. Điểm du lịch này hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm bất ngờ, đầy thú vị.
Tham quan khu vườn 100 tượng gỗ
Năm 2013 khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ đã tổ chức ngày hội văn hóa với 33 nghệ nhân tạc gỗ. Những nghệ nhân này đã cùng nhau tạc thành 100 bức tượng khác nhau. Tất cả các bức tượng thể hiện nét sinh hoạt người đồng bào dân tộc tại Kon Tum. Không những thế mà nó còn thể hiện nét sinh hoạt đời thường của những người dân tộc nơi này. Ví dụ như: Chày cối đá, làm ruộng, điệu con… Đây chính là điểm nhấn mạnh về văn hóa thêm phần trải nghiệm thú vị của các du khách khi đến đây.
Cắm trại ngắm bình minh tại thác Pa Sỹ
Nghỉ ngơi trong những chòi lá xung quanh thác, hoặc thức giấc buổi sớm mai bên các lều trại. Nó giúp bạn có thể khám phá không gian thiên nhiên tuyệt đẹp của khu du lịch thác Pa Sỹ. Vừa ngắm Bình Minh vừa có thể thưởng thức ly cafe với ngụm trà. Hoặc ăn những món ăn đặc sản của núi rừng nhấp chén rượu cần cũng khiến bạn thổn thức. Đây là cơ hội giúp bạn trở lại với ngày xưa hòa nhập cùng thiên nhiên. Với phong cảnh mộc mạc hùng vĩ mang trong mình nét yên bình và thơ mộng. Khu du lịch thác Pa Sỹ sẽ có rất nhiều điều thú vị để các bạn khá phá thiên nhiên nơi đây.
Thiên đường chụp ảnh check in sống ảo tại thác Pa Sỹ
Thác Pa Sỹ với nhiều góc chụp thiên nhiên hay nhân tạo đều đẹp. Đó chính là lý do mà rất nhiều bạn trẻ tìm đến đây để tạo cho mình một bộ album ảnh để đời.
Khu du lịch sinh thái Thác Pa Sỹ nằm ở đâu?
Thác Pa Sỹ nó nằm gọn trong khu du lịch sinh thái văn hóa thác Pa Sỹ. Tổng diện tích khuôn viên nơi đây gần 25 ha, nằm tại địa chỉ xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kontum. Khu du lịch cách trung tâm Thành phố Kon Tum gần 60 km về phía Đông Bắc. Điểm tham quan du lịch này là một nét đột phá mới trong ngành du lịch của tỉnh Kon Tum. Nơi đây được đặt tên cho chiến dịch là “Con đường xanh Tây Nguyên”.
Giá vé tham quan Khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ
Chi phí mua vé vào tham quan du lịch là: 20.000 đồng /người. Chi phí ăn uống trong khu du lịch trung bình khoảng 100.000 đồng 1 người. Dịch vụ lưu trú qua đêm củng không quán 100.000 đồng/ 1 người. Và một số chi phí khác như
- Thảm cách nhiệt: Miễn phí
- Đèn lều: 10.000 đồng /cái
- Ghế ngồi: 30.000 đồng / ngày
- Chăn lông cừu: 50..000 đồng /ngày
- Bếp nướng: 30.000 đồng /ngày
- Ghế ngồi: 30.000 đồng /ngày
- Bàn: 30.000 đồng /ngày
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan thác Pa sỹ
Thác Pa Sỹ quanh năm rất đẹp và mát mẻ. Cho nên bạn có thể đến đây tham quan bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên nếu đi vào mùa mưa, thì nước nhiều, thác sẽ chảy mạnh và đẹp hơn. Tuy nhiên đó là lúc di chuyển cực kỳ khó khăn. Còn vào mùa khô, tuy di chuyển và chụp ảnh thuận lợi nhưng thác không mạnh mẻ.
Tuy vậy không phải là thác không nước mà là chỉ ít đi mà thôi. Nếu kết họp tốt, bạn nên đi vào giai đoạn tháng 10 đến tháng 12. Giai đoạn này bạn kết họp được việc xem lúa chín vàng và nở rộ trên khắp nẻo đường ở đây. Và thời điểm này củng diễn ra rất nhiều lễ hội địa phương rất đặc sắc nhất.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến khu du lịch sinh thái thác Pa Sỹ
Từ trung tâm thành phố Kon Tum bạn di chuyển đến thác phải mất hơn một giờ đồng hồ. Nơi đây đường xá sạch đẹp, cho nên bạn có thể di chuyển xe máy hoặc xe ô tô. Các bạn di chuyển trên quốc lộ 24 xuyên xuyên qua khu rừng nguyên sơ của đại ngàn Tây Nguyên. Con đường này khá nhỏ hẹp, nhưng rợp bóng mát với những hàng cây thông cao vút xanh tươi hai bên đường.
Ăn gì ở khu du lịch sinh thái Thác Pa Sỹ?
Trong khuôn viên khu du lịch có nhà hàng với rất nhiều món ăn đặc sản tây nguyên. Giá cả củng rất rẻ không quá mắc. Những món được các du khách yêu thích là gà nướng, thịt heo nướng. Những món ăn này khi bạn nhìn thôi thì đã phát thèm. Chắc chắn những món ăn đó sẽ làm hành trình khám phá thác Pa Sỹ càng thêm thú vị.
Ở đâu khi đi tham quan khu du lịch sinh thái Thác Pa Sỹ?
Ở trong khu du lịch có rất nhiều dịch vụ lưu trú, với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên hầu như các du khách đến đây đều chọn dịch vụ lều trại. Dịch vụ này vừa rẻ tiền vừa được trải nghiệm cảnh đẹp rừng núi.
- Lều 02 người: 100.000 đồng ngày
- Lều 04 người: 120.000 đồng ngày
- Lều 06 người: 150.000 đồng ngày
- Phụ kiện kèm theo
Lưu ý
Thác Pa Sỹ hiện trên Google Maps có đến hai địa điểm check in và cách khá xa nhau. Nếu bạn đi theo chỉ dẫn của chị google thì nên cẩn thận kẻo nhầm địa điểm.
> Xem thêm Video về Thác Pa Sỹ tại đây bạn nhé: