Biển đảo miền trung với ưu thế núi non ôm biển cả hữu tình. Trong đó phải nhắc đến khu vực bãi biển trải dọc khắp tỉnh Bình Định. Đi du lịch đến đây các bạn sẽ được đắm mình trong khung cảnh thanh bình với thiên nhiên thơ mộng. Tôi dám chắc rằng các bạn sẽ có được những trải nghiệm với biển vô cùng thú vị khi đến đây.
Làng chài Tân Phụng là một bãi biển du lịch còn nhiều nét hoang sơ, kỳ thú của Bình Định. Đến đây các bạn sẽ tìm hiểu và khám phá nét đẹp của những danh lam thắng cảnh độc đáo nơi này. Những đồi cát trắng mênh mông với những ghềnh đá rì rào sóng vỗ. Hoặc những hòn đảo đẹp như thiên đường và những rặng phi lao cao chót vót. Và khám phá những điểm nổi đình đám như Bãi Bàm, Đá Dựng, Mũi Rồng hay tham quan chợ cá buổi sớm…
Giới thiệu sơ lược về Làng Chài Tân Phụng
Làng chài Tân Phụng là một ngôi làng sinh sống với nghề đánh cá đi biển. Làng chài chỉ vỏn vẹn 900 hộ dân và trên 5.000 nhân khẩu. Làng Chài được phân thành hai thôn chính, đó là Tân Phụng 1 và Tân Phụng 2. Trong đó thông Tân Phụng 1 thì có 3 xóm, còn thông Tân Phụng 2 có 2 xóm.
Nhiệm vụ chính của bà con Tân Phụng 1 là quản lý và bảo vệ rừng nằm ở phía Tây của thôn. Còn nhiệm vụ của Tân Phụng 2 quản lý khu rừng nằm phía Đông của thôn. Người dân hai thôn phải thay phiên nhau tuần tra, kiểm tra rừng. Khi phát hiện có đối tượng xâm nhập bất họp pháp thì phải ngăn chặn, báo cáo với trưởng thôn để kịp thời giải quyết. Hiện nơi này đang phát triển thành điểm du lịch tham quan cho du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu và khám phá.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành Làng Chài Tân Phụng
Làng chài Tân Phụng đã có từ rất lâu đời, và thâm niên hơn 300 năm. Thuở ấy nơi này là một vùng đất cực kỳ hoang sơ, với địa thế một bên núi, một bên biển. Vào thế kỷ thứ 17, người dân từ các tỉnh phía Bắc ồ ạt di cư vào và họ chọn Tân Phụng làm nơi lập nghiệp. Tất cả sinh sống mưu sinh bằng nghề đánh cá bắt tôm. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết, mà khu vực này liên tục đón những trận bão thiên tai. Cứ mỗi lần bão biển đi qua là chúng mang theo những thành quả lao động của bà con. Nó biến cả làng chài trở nên xơ xác, ảm đạm. Và đã có rất người vì thế một lần nữa bỏ xứ mà ra đi.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân, bộ đội và người dân ở đây phá núi để rào làng làm công sự chống giặc. Gây nên sự thiệt hại đáng kể cho rừng núi thiên nhiên nơi này. Khi hòa bình lập lại, dưới chủ trương của Đảng và nhà nước. Bà con ngư dân ở làng chài Tân Phụng củng nhau xây dựng lại làng chài. Họ đã trồng cây nuôi rừng phục hồi lại rừng dương bạt ngàn, trải dài từ chân núi đến ngọn. Chính nhờ sự chăm chỉ ấy mà hôm nay đã tạo ra một Làng Chài Tân Phụng rất đẹp và nguyên sơ trong ánh mắt du khách khắp nơi.
Làng chài Tân Phụng có gì mà hấp dẫn du khách?
Theo người dân địa phương ở đây thì đây là làng biển này đã hơn 300 năm tuổi. Làng chài Tân Phụng có bờ cát trắng trải dài, nước biển xanh trong. Và những ghềnh đá ẩn hiện trong làn nước.
Làng chài Tân Phụng là bãi biển thiên nhiên hùng vĩ
Làng chài Tân Phụng nằm uốn lượn theo rặng núi thấp án ngữ. Nơi đây sở hữu một bên núi một bên biển. Bãi biển là bờ cát trắng dài phẳng lặng, được bao bọc bởi vô số khối đá lớn nhỏ đủ hình thù kỳ lạ. Đi tham quan khám phá ở đây, bạn sẽ được trải nghiệm các bãi và hòn cực hoang sơ độc là. Ví dụ như khi bạn đến khu vực bãi Sau. Bạn hãy ngồi trên một phiến đá cao rồi hòa mình vào thiên nhiên. Lúc này bạn ngắm nhìn biển trời và lặng nghe tiếng sóng xô bờ đá. Nhìn từ xa xa bạn sẽ thấy sự bao la của biển cả. Và đẹp hơn là các hòn đảo nhỏ như: Hòn Đụn, Hòn Nhàn, Hòn Tranh…
Nhìn từ xa bạn sẽ thấy bãi Bàng phô bày nét đẹp mộc mạc của mình. Bạn trông thấy ngọn núi Gò Dưa với hải đăng Hòn Nước. Tất cả chúng được xây dựng vào thời Pháp thuộc. Đã từng bị hoang phế và nay đã được xây dựng lại. Làng chài Tân Phụng đặc biệt phù họp với những bạn thích tìm tòi, khám phá thiên nhiên. Bạn cứ thử đi dọc theo dãy núi đá với những ghềnh đá màu đỏ trống ở giữa và nhô ra phía biển. Nhìn chúng cứ vổ về cùng những con sóng trào dâng lớp lớp.
Kỳ ảo mũi Vi Rồng
Mũi Vi Rồng là một mỏm đá nhô ra, đá đan bện vào nhau. Chúng cứ kéo dài dọc bãi biển như một rào chắn bão, bảo vệ bình yên cho làng chài qua mấy trăm năm. Vì đặc thù hình dáng y hệt như một con rồng chồm lên, vươn ra phía đại dương nên dân làng ở đây đặt cho tên gọi là mũi Vi Rồng.
Từ thưở xưa, sóng xô, đá kết, dãy núi Cấm Tân Phụng đã thành hình từ vi của một con cá chép hóa rồng. Câu chuyện tuyên truyền cho đến khi một võ tướng Trung Hoa nghe và tìm đến nơi này. Ông nhận ra đây chính long mạch của nước ta, nơi kết tinh địa linh nhân kiệt. Vị tướng này bèn dùng kiếm báu chém đứt vi cá, yểm long mạch. Một hiện tượng núi vỡ, đá rơi đã xảy ra ở nơi đây. Một số hòn đá vương vãi trên bờ biển, tạo thành những ghềnh đá trấn biển, giữ đất, giữ núi. Còn lại một số hòn đá son đỏ, dùng đá mài mực có màu đỏ đậm.
Và cứ thế thời gian qua đi, linh khí trời đất cùng với lòng người giúp sóng xô dời đá. Chúng kết họp lại với nhau và tạo thành mũi Vi Rồng cho ngày hôm nay. Mũi Vi Rồng thật sự là kiệt tác của thiên nhiên, thanh xuân chúng ta phải đến đây một lần.
Ngọn hải đăng
Các bạn men theo con đường mòn dưới núi Gò Dưa với một màu xanh ngút ngàn cỏ cây. Hay đi dọc con đường biển lô xô hàng vạn tảng đá nhiều hình khối, kích thước. Bạn sẽ tìm thấy được ngọn hải đăng Hòn Nước. Ngọn hải đăng này được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên vịnh Vũng Mới. Nó hoạt động trong nhiều năm, và từng bị bỏ phế một thời gian rồi bị thiên nhiên hủy hoại. Vào năm 1990 nó được chính quyền có kế hoạch xây dựng lại. Cho đến năm 1997 công trình mới được hoàn thành. Cái tên hải đăng Hòn Nước được người dân địa phương ở đây đặt theo tên của hòn đảo nhỏ trong vịnh Vũng Mới.
Ngọn Hải đăng có tháp đèn cao hơn 16 m. Nó được xây dụng hoàn toàn bằng đá có màu xám sẫm. Độ cao của tâm sáng so với mực nước biển là 62,5m. Bạn có thể leo lên ngọn hải đăng để xem toàn cảnh biển cả nơi này. Đứng trên ấy vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức từng đợt gió biển mát lạnh. Rồi bạn chợt tỉnh giấc thấy người mình khỏe mạnh cực kỳ.
Khám phá văn hóa và đời sống của người dân làng chài Tân Phụng
Đi khám phá tham quan ở đây, ngoài khung cảnh thiên nhiên nguyên sơ. Khu vực Bãi Trước, ở thôn Tân Phụng còn có một làng chài lâu đời. Theo sử củ thì người Việt đã di dân đến Tân Phụng và sống chung với người Champa. Chính nhờ sự kết họp giao thoa giữa 2 nên văn hóa cho nên vô tình tạo ra nét văn hóa biển rất đặc sắc ở nơi đây.
Ở làng chài Tân Phụng mỗi người mỗi việc: đàn ông đánh bắt cá, đàn bà ở nhà đi chợ bán cá. Nhà cửa, ngõ xóm ở đây đều nhỏ nhắn, tất cả như núp dưới hàng dừa nghiêng nghiêng tỏa bóng êm đềm. Buổi sớm, ở phiên chợ cá thì toàn là phụ nữ giao dịch mua bán. Buổi chiều khi nước triều rút xuống, nó để lộ ra một bãi cát mịn vàng. Nơi đây các thanh niên trong làng tận dụng làm sân bóng đá. Các bạn đến đây cứ ung dung rảo bộ trên cát, ngắm nhìn những chiếc thuyển chiếc ghe đánh cá, cứ lênh đênh lênh đênh.
Tấm lòng người dân làng chài Tân Phụng
Người dân Tân Phụng rất hiếu khách và hào sảng. Nếu bạn đã ghé đến đây, bạn sẽ có cái cảm giác gần gũi như chính mảnh đất quê hương của chính mình. Người dân ở đây họ xem bạn như chính người thân của họ. Họ say sưa kể chuyện về biển, chuyện chung tay giữ rừng phòng hộ, giữ rặng san hô… Họ còn tâm sự kể lại nhựng câu chuyện đi biển, những kinh nghiệm săn bắt san hô. Mọi thứ xem bạn cứ y như một người con của biển tha hương mới trở về.
Bạn hãy dành thời gian để ở lại trải nghiệm đêm nơi đây. Bạn sẽ có cơ hội ngắm sao trời lấp lánh trên biển. Bạn sẽ thấy biển đêm với hàng trăm đốm sao từ đèn soi tôm hùm giống của ngư dân. Ở đây bạn sẽ được ngắm nhìn bình minh ló dạng trên mũi Vi Rồng. Bạn tham gia được buổi chơ cá sớm mai, và tìm mua những túm hải sản tươi rói… Tất cả mọi chuyện diễn ra cứ tự nhiên như lòng người Tân Phụng trải ra giản dị, chân thành.
Thiên đường ngắm hoàng hôn và bình minh tại Làng Chài Tân Phụng
Buổi sáng thức giấc khi những ánh sao mai còn sáng khắp dọc bãi biển. Bạn tựa lưng vào những góc dừa ngắm nhìn ánh bình minh vừa ló dạng. Những đợt nắng đầu ngày ấm áp cứ lấp lánh dưới mặt biển xa xăm. Cơn gió đầu ngày thoảng mát đâu đây giúp bạn có một sức sống cực kỳ mảnh liệt.
Buổi chiều khi bà con ngư dân bắt đầu ngơi nghỉ, củng là khi ánh chiều tà lùi dần nhường chổ cho bóng đêm. Làng chài Tân Phụng chìm trong một màu đỏ rực. Phía xa chân trời là dãy núi ngọn đồi đang dần che khuất những tia nắng cuối ngày. Một buổi chiều êm ả dành cho sự nghỉ ngời. Một không gian yên tỉnh với tiếng sóng rên rỉ vổ bờ. Khoảnh khắc ấy chắc chắn bạn sẽ không biết tìm ở đâu có được.
Làng Chài Tân Phụng là điểm check in sống ảo cực kỳ chất
Giới trẻ Quy Nhơn ngày nay đang tìm khắp nơi có cảnh thiên nhiên hoang sơ để cho mình tác nghiệp chụp ảnh. Làng Chài Tân Phụng là một điểm check in cực chất với hàng ngìn góc sống ảo mang đậm núi biển thiên nhiên. Đến với làng chài cứ mỗi bước đi bạn như phát hiện ra hàng nghìn góc chụp ảnh đẹp. Vậy bạn còn chờ gì mà không xách ba lô lên đi và ngay đến nơi làm cho mình một bộ sưu tập.
Làng chài Tân Phụng nằm ở đâu?
Làng chài Tân Phụng nằm ở thôn Tân Phụng, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Vùng biển này còn rất hoang sơ và chưa được khai thác du lịch. Nơi đây phù họp cho các bạn thích phượt săn ảnh. Vì chỉ có những nơi thế này mới có biển xanh tĩnh lặng, đá tiếp nối đá cùng ngàn năm sóng vỗ.
Giá vé và chi phí tham quan Làng Chài Tân Phụng
Làng Chài Tân Phụng mở cửa miễn phí để cho các bạn thỏa sức tham quan du lịch. Đây là tất cả những gì mà người dân nơi đây muốn gửi đến du khách khắp nơi. Đi tham quan du lịch nơi đây bạn chỉ cần kinh phí ăn uống và di chuyển. Giá cả dịch vụ ở đây thì cực kỳ bình dân. Tấm lòng bà con nơi đây thì cực kỳ dễ mến.
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan Làng Chài Tân Phụng
Vì Làng Chài Tân Phụng thuộc vùng biển miền trung duyên hải. Cho nên nơi đây thường xuyên diễn ra nhiều lễ hội cầu ngư rất hay và lạ mắt. Bạn muốn tham gia và tìm hiểu các lể hội này thì nên đi vào tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Thời điểm này củng rất phù họp cho tham quan tắm biển chụp hình check in. Sóng biển êm gió mát không có bảo. Bạn lưu ý tránh đi vào những ngày bão lớn để tránh nguy hiểm cho bản thân.
Đường đi và phương tiện đến làng chài Tân Phụng
Làng chài Tân Phụng cách Sài Gòn khoảng 650 km. Có rất nhiều cách để đi đến đây, như xe khách, máy bay. Những bạn nào ở những tỉnh cách thành phố Quy Nhơn không quá xa thì nên đi xe máy. Vì phượt quốc lộ 1A bạn sẽ được ngắm nhìn 1 bên biển 1 bên núi cực kỳ thú vị. Du xuất phát ở đâu, bằng phương tiện gì, bạn nên chọn điểm đến là Quy Nhơn. Sau đó từ nơi này bạn di chuyể tiếp để đến điểm khám phá này bạn nhé.
Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn bạn di chuyển đến thị trấn Bình Dương huyện Phù Mỹ. Bạn rẽ phải theo đường dẫn tới xã Mỹ Thọ. Đến ngã tư Mỹ Thọ, bạn tiếp tục thuê xe ôm về làng chài Tân Phụng với giá khoảng 20.000 đồng/xe. Khoảng cách đoạn đường này gần 70 km.
Ăn gì khi đến tham quan Làng chài Tân Phụng?
Các du khách gần xa đến đây sẽ được trải nghiệm rất nhiều món ăn mang đậm chất biển. Các món ăn ở đây với giá bán cực kỳ bình dân, và được các người dân bày bán khắp nơi.
Bánh căn
Bánh canh
Bánh canh nơi đây với vị ngon không thể lẫn vào đâu. Vì nó được làm từ bột gạo và chả cá địa phương
Bánh Bèo
Nướng cá trên đảo
Bào ngư, ốc mặt trăng, ốc đỏ mép, và hào
Đây là những con rất dễ bắt nhất ở hòn Đụn.
Ở đâu khi đi tham quan khám phá Làng chài Tân Phụng
ở Làng chài Tân Phụng, các bạn có thể xin ở nhờ ở bất cứ nhà người dân nào. Còn nếu muốn ở thoải mái bạn vẫn có thể thuê phòng trọ tại nhà trọ Hai Cây Tùng. Phòng trọ này của ông Hạnh, số điện thoại: 0167.388.38.37. Nhà trọ này có cung cấp đầy đủ các món hải sản mà các bạn không cần thiết phải đi đâu cho xa.
Lưu ý
Ở đây có 375 hộ dân với 1.675 nhân khẩu sinh sống dọc ven Làng chài Tân Phụng. Tất cả đang phải sống trong cảnh âu lo bởi mực nước biển xâm thực, gây sạt lở nghiêm trọng. Hiện nay, ở khu vực này các dãi đất cứ ngày thu dẹp lại. Hàng chục ngôi nhà nằm san sát miệng hà bá không biết có thể bị sóng đập sập bất cứ lúc nào. Nhiều căn nhà nằm cách mép biển chỉ vọn vẹn 1m. Con đường độc đạo của làng giờ đã nằm sâu dưới đáy biển nên cả làng không còn đi được nữa. Hằng ngày, trẻ em trong làng muốn đến trường phải bì bõm băng đường mang theo bao nỗi lo âu.
Làng chài Tân Phụng liên tục hứng chịu cơn thịnh nộ thiên tai. Chính vì vậy cho nên không ít quỹ đất đã bị sóng biển cuốn trôi. Hằng đêm, những cơn sóng dữ cứ liên tục gầm rú đánh bạt bên tai khiến bà con chúng tôi mất ăn mất ngủ. Hiện nay chính quyền địa phương đã bắt đầu các công trình chống sạt lở để bảo tồn khu vực văn hóa này. Hiện những căn hộ nào nằm trong diện báo động được di dời và cho tái định cư mới. Nếu chính quyền địa phương không làm quyết liệt. Thì sớm muộn bản đồ du lịch Việt Nam sẽ mất đi một nơi hoang sơ cực đẹp trong lòng các phượt thủ.
Nơi đây là một bãi biển hoang sơ, với nhiều ghềnh đá đẹp. Các bạn nên lưu ý các dụng cụ, thiết bị cần thiết để chụp hình ảnh. Hoặc các dụng cụ bơi lặn ngắm đánh bắt thủy hải sản. Điều quan trọng nhớ mang theo dụng cụ y tế cơ bản để dùng khi cần thiết.
Mọi người tham khảo thêm clip sau