Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu qua những bức ảnh sống ảo đẹp

 

Bạn đã bao giờ khám phá một nét đẹp yên bình của miền quê vào mùa nước nổi. Một cảnh đẹp với những nét chấm phá gây ấn tượng khó quên ngay từ cánh cổng màu vàng của nó. Bạn thật sự sẽ bị choáng ngợp trước một quần thể kiến trúc tôn giáo nước ngoài tại Việt Nam.

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu chính là ngôi chùa độc đáo ấy. Nó là sự kết họp văn hóa lễ hội truyền thống độc đáo của ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer. Ngôi chùa này củng chính là thông điệp của Bạc Liêu gửi đến du khách thập phương khi đến đây. Nội dung thông điệp rất rõ ràng là: Bạc Liêu chúng tôi không chỉ là mổi cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ mà còn nhiều nhiều thứ khác.

Giới thiệu sơ lược về chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu mang đậm một dấu ấn kiến trúc của Angkor Khmer Campuchia. Chùa là biểu tượng của sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp. Không những thế nó là điểm nhấn phá trong quy mô lẫn phong cách nghệ thuật của Bạc Liêu. Với vẻ đẹp lộng lẩy của mình, chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Chùa Xiêm Cán được chọn làm điểm du lịch đặc sắc riêng của tỉnh Bạc Liêu. Bởi vì nó thật sự khác biệt và nổi bậc hơn với nhiều ngôi chùa khác trong khu vực. Đến đây bạn sẽ cảm nhận được sự tinh tế, tỉ mẩn trong từng vách từng, mái nhà và trụ cột. Nếu ngắm nhìn kỷ hơn, bạn mới thấy được một vẻ đẹp trọn vẹn mà ngôi chùa này mang đến cho bạn.

Nguồn gốc và lịch sử hình thành chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Lịch sử hình thành chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Theo sách cổ và tất cả các bằng chứng ghi lại được trên bia đá được tạc bằng chữ Khmer cổ. Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu được khởi công xây dựng vào ngày 7/5/1887. Hiện ngôi chùa chỉ hơn 100 tuổi và nó vẫn chưa phải là ngôi chùa cổ nhất tại khu vực miền tây nam bộ. Vợ chồng ông Nên bà Nghét kết họp với các hộ dân trong khu vực quyên góp xây dựng nên ngôi chùa.

Sau hơn hai tháng thi công ròng rã thì ngôi chùa củng đã được hoàn thành. Sau đó bà con bàn giao cho trụ trì Thạch Mau quản lý. Sư thầy Thạch Mau sinh 1829 và mất 1909. Sư thầy là một người am hiểu kinh kệ, tinh thông phật pháp nhất khu vực thời bấy giờ. Hiện nay chùa Xiêm Cán Bạc Liêu đã trải qua chín đời trụ trì và một vài lần trùng tu, sửa chữa.

Nguồn gốc tên gọi chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu được đặt theo tiếng Khmer Komphisako. Nó mang nghĩa đen là biển sâu, nghĩa bóng là sự sâu xa, sự uyên bác của trí tuệ nhà phật. Ngoài ra, chùa còn có tên theo địa danh là Komphirsakor Prét Chru. Prét có nghĩa là “sông”, còn Chru có nghĩa là “sâu”, ghép lại là “sông sâu”.

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu được bà con người Hoa thay đổi lại cách đọc cho gần phát âm của họ. Họ quyết định dịch từ Prét Chru sang Xiêm Cán với ý nghĩa là một ngôi chùa giáp biển. Bởi vì ngôi chùa này chỉ cách bờ biển khoảng 500m. Tuy nhiên do thời gian bồi đắp cho nên bây giờ khoảng cách từ chùa đến bờ biển gần 5km.

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Tại sao chùa Xiêm Cán Bạc Liêu hấp dẫn du khách?

Kiến trúc độc đáo của chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu là một tổng thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục. Tất cả các hạng mục đều thể hiện rõ phong cách Angkor Khmer truyền thống. Hầu như tất cả đều quay về một hướng, đó là hướng Đông.

Cổng chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Bạn sẽ bắt gặp và phát hiện cổng chùa ngay từ rất xa. Nó thật sự nổi bật với sắc vàng nổi bật. Đảo mắt một vòng và sẽ thấy ngôi chùa được bao quanh bởi một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Cổng chùa được đắp nổi nhiều hoa văn tỉ mỉ, nổi bật, đậm sắc thái Khmer. Bảng hiệu trên cổng được thiết kế kiểu tháp nhọn, một thiết kế đặc trưng của kiến trúc Angkor. Cánh cổng thêm phần uy nghiêm khi có một tượng phật ngồi giữa trên cao. Hai bên cổng được trang trí hai chim thần Krut và hai con rắn năm đầu uốn lượn.

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Khuôn viên sân chùa

Bước qua cổng chính, bạn sẽ thấy một khuôn viên xanh mát mẻ hiện ra. Hai hàng cây cao cổ thụ xanh mát thẳng tấp nối dài đến một cánh cổng khác. Khuôn viên chùa Xiêm Cán với nhiều công trình kiến trúc ấn tượng. Nhìn bên phía tay trái là bức tượng Phật nằm có phần mái che để mọi người thường hay đến thắp hương. Hầu như du khách đến đây để cầu nguyện may mắn trong làm ăn và đạt nhiều sức khỏe.

Khuôn viên có rất nhiều tháp cốt và một nhà hỏa thiêu nằm dưới những tán cây mát rượi. Tất cả tháp cốt được sơn phết và trang trí hoa văn rất đẹp. Tuy nhiên cũng có cái cổ kính trầm mặc với màu cũ kỹ, rêu phong. Tất cả vô tình tạo nên sự sinh động về màu sắc và không khí trầm mặc của những tháp mộ trong chùa.

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Chánh điện

Chánh điện Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu nổi bật với tượng Phật Thích Ca, bích họa, bức phù điêu. Chánh điện với nhữngg đỉnh tháp cao vút, mái vòm cong và được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo bởi rất nhiều hoa văn… Chánh điện chính là một tuyệt tác nghệ thuật khiến nhiều người mê đắm.

Chánh điện có 2 hàng cột to cao nâng mái, thoáng đãng mát mẻ. Bàn thờ chính ở đây được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết điêu khắc phong phú. Trên đó là một bệ tượng hình bán nguyệt cao gần 2 mét và được chia thành 7 bậc thờ tượng phật thích ca to lớn. Nằm phía dưới tượng Phật lớn là rất nhiều tượng Phật thích ca nhỏ. Những tưởng này được thiết kế đa dạng với nhiều kích cỡ, tư thế khác nhau diễn tả các thời kỳ hóa thân của Phật. Nổi bật nhất vẫn là các bích họa kể về cuộc đời đức Phật từ lúc mới sinh ra, cho đến quá trình tu hành đạt thành chánh quả.

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Cấu trúc mái chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Mái chùa Xiêm Cán Bạc Liêu được thiết kế theo nhiều tầng lớp chồng lên nhau. Nó in đậm trên nền trời xanh và tạo ra khoảng không gian cao vút hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Trên các nếp mái người ta trang trí các tượng rồng Khmer, đầu rồng dạng kép. Hoặc thân rồng nằm xoãi và đuôi rồng thì uốn cong ngược lên như những ngọn lửa…

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Tham quan giảng đường chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu xây một sala là giảng đường vào năm 1997 bằng kinh phí quyên góp phật tử. Trên giảng đường sala có khắc tượng hình Xanac dắt con bạch mã đưa thái tử Sidatta qua sông tìm đường giác ngộ. Trong giảng đường sala có bàn thờ Phật và bàn ghế, sàn ván. Vách trần được trang trí các họa tiết, bích họa khá công phu.

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Tham quan khám phá nên văn hóa dân tộc khmer

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu là nơi lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc người Khmer. Chùa là trung tâm văn hóa giáo dục tâm linh của khu vực. Ở chùa có câu lạc bộ nghệ thuật biểu diễn. Với những giá trị đặc sắc trên, ủy ban tỉnh đã chọn chùa làm điểm du lịch tôn giáo đại diện cho Bạc Liêu.

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Tham quan khám phá bức tượng Phật nằm lớn

Bạn sẽ không phải ngạc nhiên khi thấy bức tượng Phật nằm trong một gian nhỏ màu vàng rực. Đây là một bức tượng rất lớn và là điểm nhấn du lịch của khách du lịch phương xa tìm đến đây.

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Thiên đường check in sống ảo của giới trẻ Bạc Liêu

Với phong cách Angkor, chùa Xiêm Cán Bạc Liêu là điểm săn ảnh độc đáo của các bạn trẻ. Đến nơi đây bạn tha hồ check in sống ảo cứ như đang đi du lịch Campuchia.

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán nằm ở đâu?

Chùa Xiêm Cán tọa lạc tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Chùa có thể nói là điểm phá cách trong nền du lịch Bạc Liêu. Vì thế, khi đến khu trung tâm thành phố và hỏi thăm về ngôi chùa này, hầu như người dân nào cũng biết. Bạn có thể kết họp được nhiều điểm du lịch nổi tiếng khác tại đây.

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu có hai mua mưa nắng đúng với khí hậu miền tây nam bộ. Nhiệt độ trung bình mát mẻ quanh năm. Đây là điều kiện lý tưởng nhất để đi tham quan lễ Phật. Chính vì vậy mà bạn có thể đến chùa vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu là cái nôi văn hóa của bà con dân tộc Khmer. Cho nên nơi đây củng diễn ra rất nhiều lể hội khác nhau. Đến đây vào tháng 10 Âm Lịch, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội Ok Om Bok. Đây là 1 trong 3 lễ hội lớn nhất trong năm của người Khmer tại Bạc Liêu. Ở lễ hội, bạn sẽ thưởng thức các cuộc thi đầy sôi động như đua ghe, kéo co, nhảy bao, đập nồi đất…

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Đường đi và phương tiện di chuyển Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Bạc Liêu là một tỉnh mới thành lập, cơ sở hạ tầng còn quá nghèo nàn, giao thông chưa thuận tiện. Chính vì vậy đế với Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu bạn chỉ có hai phương tiện chính để mà di chuyển. Đó chính là xe máy và xe khách. Hành trình đi từ Thành phố Hồ Chi Minh đến đây khoảng 280km, với thời gian gần 6 giờ đồng hồ.

Xe máy

Đi xe máy, các bạn có thể chủ động được hành trình. Các bạn có thể dừng lại ngắm cảnh chụp hình bất kỳ lúc nào bạn thích. Dọc đường đi với biết bao cảnh đẹp, những đồng lúa chín vàng, những vườn trái cây trĩu quả. Hoặc bạn củng có thể ghé vào những khu chợ nổi tấp nập vào sáng sớm.

Từ Thành Phố Hồ Chí Minh di chuyển về hướng về Bình Chánh. Tại nút giao Bình Thuận bạn rẽ vào Quốc Lộ 1A và di chuyển thêm 30km để đến cầu Tân An ở Long An. Đi qua Tân An đến với địa phận tỉnh Tiền Giang. Bạn sẽ thấy cổng chao thành phố Mỹ Tho, bạn tiếp tục di chuyển theo Quốc lộ 1A thêm 65km là đến cầu Mỹ Thuận. Đây là cây cầu giao giữa tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Băng qua cây cầu bạn đi khoảng 33km nữa sẽ thấy cầu Cần Thơ. Qua cầu Cần Thơ chạy tiếp đoạn 110km nữa sẽ tới Ngã Bảy Hậu Giang. Bây giờ bạn chạy qua Sóc Trăng nữa là đến Thành phố Bạc Liêu. Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu cách đó còn 10km.

Xe khách

Bạn có thể ra bến xe miền tây ở Thành Phố Hồ Chí Minh để bắt xe đi Bạc Liêu. Chi phí dao động từ 160.000 đồng – 300.000 đồng/ người tuy theo hạng xe loại xe mà bạn chọn. Hành trình di chuyển khoảng 6 giờ, cho nên bạn cứ đi giấc tối. Lên xe thả một giấc ngủ yên lành, sáng thức dậy là đền nơi. Phương tiện này giữ gìn được sức khỏe cho bạn, nhưng nó lại không mang nhiều trải nghiệm. Đến Bến xe Bạc Liêu bạn đón xe ôm đi Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu với giá dưới 20.000 đồng.

Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Ăn gì khi đi tham quan Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu?

Bánh canh tôm nước cốt dừa

Đây có thể gọi là một món bánh canh cực lạ không chỉ ở Bạc Liêu mà còn của Việt Nam. Bánh canh kết hợp với tôm đã đủ thú vị vậy mà còn nấu với nước cốt dừa. Thêm một điểm hấp dẫn sợi bánh canh trắng đục, mềm thơm.. Bánh canh có thể nấu biến tấu ngoài nguyên liệu tôm, có thể dùng cua và hến để thay đổi.

Bánh canh tôm nước cốt dừa

Bún nước lèo

Bún nước lèo đã quá nội danh khắp làng ẩm thực du lịch Việt Nam. Bún nước lèo là đặc sản của người Sóc Trăng, tuy nhiên ở Bạc Liêu bún củng cực kỳ hấp dẫn. Với tay nghề nấu nướng của người dân Bạc Liêu, bạn chắc chắn sẽ cảm nhận thích thú. Đây là món bún đầy dân dã mà lại dễ ghiền bởi thứ nước lèo vừa thanh lại đậm đà mùi cá sông.

Bún nước lèo

Ba khía Bạc Liêu

Ba khía là món ăn không thể nào bỏ qua khi bạn đi tham quan Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu. Món ba khía được coi là món ăn dành cho người nghèo thời xưa, cho nên nó được làm rất mặn. Nhưng ngày nay nó trở thành đặc sản bởi chỉ có ở miền Tây mới có và đặc biệt ở Bạc Liêu mới ngon. Ba khía được làm chế biến rất nhiều món như: rang me, rang muối, luộc hấp…

Ba khía Bạc Liêu

Bánh tằm ngan dừa

Bánh tằm ngan dừa ở Bạc Liêu rất khác so với món bánh tằm đặc sản của miền Tây. Bánh tằm này được cho là có hương vị chuẩn nhất, công phu nhất. Ăn thử một miếng bánh tằm là thấy cả một sự kỳ công nơi người nấu. Với nước dừa béo khi ăn kèm với lại bánh tằm, thêm mộ ít dưa leo, rau thơm và giá đỗ lại không hề thấy ngán một tý nào.

Bánh tằm ngan dừa

Ở đâu khi đến tham quan tháp cổ Vĩnh Hưng?

Chùa Xiêm Cán nằm gần trung tâm thành phố Bạc Liêu. Cho nên bạn cứ ăn chơi chụp choẹt tẹc ga rồi về thành phố mà nghỉ ngơi lấy sức. Điều kiện thành phố không tốt như những thành phố du lịch khác. Nhưng hệ thống khách sạn nhà nghỉ ở đây đủ đáp ứng tiêu chuẩn cơ bản của các bạn khi đến đây.

  • Hoàng Giang Hotel – Địa chỉ: 47 Trần Huỳnh, TP. Bạc Liêu
  • Royal Hotel – Địa chỉ: số 8 Phan Đình Phùng, P. 3, Bạc Liêu
  • Sài Gòn Bạc Liêu Hotel – Địa chỉ: 02-04-06 Hoàng Văn Thụ, P.3, Bạc Liêu
  • Lê Minh Hotel – Địa chỉ: số 94 đường 23/8 ấp Trà Kha, P.8, Bạc Liêu
  • Khách sạn Trần Vinh – Địa chỉ: 85-87 Hai Bà Trưng, P.3, TP. Bạc Liêu
  • Nhà nghỉ Yến Nhi – Địa chỉ: P.7, TP. Bạc Liêu
  • Nhà khách công đoàn – Địa chỉ: P.7 TP Bạc Liêu
  • Nhà nghỉ Bình An, – Địa chỉ: 42 Lê Duẩn, P.3, TP. Bạc Liêu
  • Nhà nghỉ Tân Hồng – Địa chỉ: 619 Trần Phú, P.7, TP. Bạc Liêu
  • Nhà nghỉ 66 Bạc Liêu – Địa chỉ: P. 2, TP. Bạc Liêu
Khám phá nét đẹp chùa Xiêm Cán Bạc Liêu

Lưu ý

Chùa Xiêm Cán Bạc Liêu là điểm tham quan tâm linh. Cho nên các bạn đến tham quan cầu khấn nhớ ăn mặc kín đáo. Đặc biệt các bạn nữ hạn chế váy đấm áo hở hang. Không nên xã rác bừa bãi để giữ sạch môi trường.

Các bạn xem thêm video clip sau

https://youtu.be/VoUSrvVeP2w

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *