Hành trình tìm về Sóc Bom Bo qua tiếng chày khua giã gạo đêm khuya

Cắc cùm cum, cắc cúm cùm cum… thứ âm thanh vang vọng giữa đêm khuya. Đó chính là tiếng chày khua giã gạo dưới ánh đuốc lồ ô bập bùng trong đêm chiến khu. Đây là nguồn cảm xúc cho biết bao bài thơ bài văn nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến cứu nước.

Sóc Bom Bo của tỉnh Bình Phước rất nổi tiếng với tiếng chày giã gạo qua thơ văn và nhạc kháng chiến. Vậy nó có gì hấp dẫn để giới trẻ ngày nay tìm về? Nó nằm ở đâu, làm thế nào để di chuyển đến nó?

Sóc Bom Bo của tỉnh Bình Phước rất nổi tiếng với tiếng chày giã gạo qua thơ văn và nhạc kháng chiến.

Giới thiệu sơ lược về Sóc Bom Bo

Sóc Bom Bo nó đã được biết đến là một điểm chiến lược trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Nơi đây quy tụ rất nhiều những anh hùng chiến sĩ du kích thời xưa như Điểu Lên, Điểu Sen… Hiện những người chiến sỉ này ngày nay đã trở thành những già làng sinh sống tại Sóc. Nhưng Sóc Bom Bo thực sự nổi tiếng qua bài hát của nhạc sỉ Xuân Hồng. Bài hát “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo” thực sự đã đi vào lòng người, đi vào lòng lịch sử.

óc Bom Bo nó đã được biết đến là một điểm chiến lược trong những năm kháng chiến chống Mĩ.

Nguồn gốc và lịch sử hình thành Sóc Bom Bo

Trong giai đoạn từ năm 1962 – 1963, quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đàn áp bà con nơi đây. Nhưng bà con nông dân Sóc Bom Bo nhất định kiên quyết chống cự cho đến cùng. Vào thời điểm giữa năm 1963, các anh trai làng đã tổ chức một cuộc băng rừng vượt suối. Số lượng di chuyển lên đến hơn trăm người, nhằm tìm đến căn cứ Nửa Lon, bên dòng suối Dak Nhau và Dak Liêng. Tất cả hội tu tại đây và quyết định thành lập sóc mới và lấy tên là Sóc Bom Bo.

Trong giai đoạn từ năm 1962 – 1963, quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đàn áp bà con nơi đây.

Chính vì lẻ đó mà phần lớn người dân trong Sóc đều là người dân tộc S’tiêng. Họ sống chủ yếu với nghề làm nương rẫy. Cho đến tháng 4 năm 1998, chính quyền địa phương thành lập xã mới mang tên xã Bom Bo. Cái tên Sóc Bom Bo lại được chính quyền đặt cho cái tên mới là thôn 1. Từ tháng 5 năm 2008, thôn 1 một lần nữa tách hẳn ra khỏi xã Bom Bo để nhập vào xã mới là xã khác là Bình Minh. Tuy không còn được gọi bằng cái tện thân yêu quen thuộc. Nhưng ba chữ “Sóc Bom Bo” vẫn sống mãi trong lòng thơ văn và âm nhạc Việt Nam.

Cái tên Sóc Bom Bo lại được chính quyền đặt cho cái tên mới là thôn 1.

Sóc Bom Bo có gì mà hấp dẫn du khách

Tìm hiểu nguồn gốc thơ ca cách mạng

Sóc Bom Bo là nơi cung cấp gạo cho bộ đội đánh mĩ cứu nước. Cho nên tiếng chày khua giã gạo được rất nhiều nhà thơ nhạc sỉ cách mạng dùng làm nguồn cảm hứng. Trong tất cả các tác phẩm phải công nhận bài hát do nhạc sỉ Xuân Hồng viết đã rung động lòng người. Những ca từ thánh thót lột tả được sự tất bật xuyên màn đêm hổ trợ bộ đội ta của người dân trong sóc. Những lời ca không thể nào quên như:

  • Cách mạng cần gạo nhiều để đánh Mỹ
  • Sóc Bom Bo sẵn có cối chày đây
  • Người Bom bo sẵn có đôi bàn tay
  • Với tình yêu nước và thù giặc ngày ngày.
Sóc Bom Bo là nơi cung cấp gạo cho bộ đội đánh mĩ cứu nước

Chỉ vài dòng ngắn gọn mà bài hát đã huy động hết sức người sức của. Không kể trai hay gái, già hay trẻ. Ai củng được, nhưng cứ ngày cứ đêm ròng rã giã gạo nuôi quân nuôi cách mạng. Những chiếc cối chày năm ấy đã đi vào lịch sử thơ ca như thế. Cho đến hôm nay nó đã trở thành kỉ vật lưu giữ bao kỉ niệm kháng chiến. Mổi lần chiêm ngưỡng chúng, ta có thể nhớ về một thời oai hùng,vẻ vang của đồng bào S’Tiêng…

Tham quan khu văn hóa bảo tồn Sóc Bom Bo

Sóc Bom Bo là một điểm di tích lịch sử quan trọng trong kháng chiến chống Mĩ. Cho nên chính quyền địa phương quyết định thánh lập khu bảo tồn văn hóa nhằm gìn giữ những cái tốt đẹp nơi này. Khu bảo tồn văn hoá dân tộc S’tiêng gồm các hạng mục:

  • Công trình đường giao thông nội bộ
  • Công trình sân lễ hội và hệ thống điện nước
  • Công trình nhà đón tiếp
  • Công trình cây xanh và hệ thống điện chiếu sáng
  • Hạng mục sân thả voi
Tham quan khu văn hóa bảo tồn Sóc Bom Bo

Tìm hiểu những chiếc cối chày giã gạo khi xưa

Thơi gian thấm thoát qua rất nhanh, Sóc Bom Bo bị tàn phá bở chiến tranh, hoặc bị can thiệp bở bàn tay con người. Tuy có thay đổi nhưng nó vẫn giữ được nét đặc trưng riêng trong đời sống của đồng bào S’tiêng. Nó vẫn giữ được tiếng chày giã gạo bên ánh lửa bập bùng đêm đêm. Có thể nói Chày và Cối là hai vật dụng tuy thô sơ nhưng có đóng góp to lớn cho cuộc chiến thắng của dân tộc. Hiện nay, cả hai vật dụng này được bảo tồn và chỉ được sử dụng trong nhà truyền thống. Thú vị hơn hết là khi bạn đến đây tham quan vào những ngày lễ tết. Bạn sẽ được vinh dự tham dự cuộc thi giã gạo do người dân nơi đây tổ chức.

Tìm hiểu những chiếc cối chày giã gạo khi xưa

Tham gia và ngắm nhìn người dân dệt thổ cẩm

Dân tộc S’tiêng ở Sóc Bom Bo nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm. Ngày nay nghề này họ đã cho truyền bá rộng rãi và giới thiệu đến du khách khắp nơi. Đến đây du lịch, bạn sẽ được bà con dân tộc nơi đây tận tình hướng dẫn. Không những thế mà bạn cón biết được đan lát, săn bắt, đánh cồng chiêng…

Tham gia và ngắm nhìn người dân dệt thổ cẩm

Học hỏi cách làm cơm lam nhé

Cơm Lam gần như là món ăn truyền thống của bà con dân tộc vùng cao. Tuy nhiên có thể bạn nghe kể nhiều về nó, nhưng chưa một lần thử nấu nó như thế nào. Tại Sóc Bom Bo bạn có thể trở thành một đầu bếp đúng chất tây nguyên khi tham quan quy trình nấu chúng. Không gì tuyệt vời hơn chính mình thưởng thức món Cơm Lam Tây Nguyên chính mình làm ra. Chắc chắn bạn sẽ không cưỡng lại vị ngon ngọt của cơm lam nơi này.

Học hỏi cách làm cơm lam nhé

Khám phá lễ hội dân tộc của người S’tiêng

Đồng bào dân S’tiêng có rất nhiều nét đẹp văn hóa riêng biệt. Bạn đến đây hòa chung cùng những diệu múa, bài hát. Bạn được mặc những trang phục thuần tộc Sóc Bom Bo. Người dân ở đây họ tự hào trang phục của họ. Họ xem trang phục là một trong những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc. Bạn khoác lên mình những chiếc thổ cẩm vui lể hội cùng trai gái trong làng.

Bạn còn được tìm hiểu về nét đẹp lễ cưới của đồng bào S’tiêng. Trong lễ cưới, ông mai, cha và chú rể dẫn đầu đoàn người hỏi vợ tiến về nhà cô dâu. Sau những màn chào hỏi, ông mai thay mặt nhà trai trao cho cô dâu một cây lao, chiếc xà gạc và con dao côi. Đó chính là thuần phong mỹ tục của nơi này. Và những vật dụng trên là lễ vật rất quan trọng trong lễ cưới truyền thống của đồng bào S’tiêng.

Tham quan tìm hiểu quy trình ủ rượu cần tại Sóc Bom Bo

Rượu Cần được xem như phần hồn của bà con dân tộc vùng cao. Sóc Bom Bo có quy trình ủ rượu rất riêng biệt không lẫn với các dân tộc khác. Chính vì vậy bạn sẽ tận mắt xem và hiểu ra tại sao nó được lên men ngon như vậy. Trước khi ra về bạn đừng quên mua về cho mình một hũ rượu cần nhé.

Thiên đường pinic cắm trại qua đêm tại Sóc Bom Bo

Sóc Bom Bo nổi tiếng là điểm tham quan pinic ngoài trời đẹp nhất khu vực Bình Phước. Giới trẻ ở đây tìm đến nơi này vào những dịp cuối tuần. Mọi người tìm cái cảm giác trong lành bình yên bên núi rừng mát mẻ. Hoặc nhóm bạn cùng nhau mang theo ít thịt thôi lửa nướng than. Một buổi tiệc pinic giữa trời đất bao la chắc chắn sẽ không bao giờ làm bạn quên được. Thú vị hơn bạn mạnh dạn mang theo lều trại để qua đêm tại đây. Ngồi bên cạnh lên, bập bùng bên ánh lửa, hát bài tiếng chày trên Sóc Bom Bo… Thật sự nó đã đưa bạn về với truyền thuyết ngày xưa.

Ngắm hoàng hôn và bình minh siêu đẹp tại Sóc Bom Bo

Bí quyết để săn được ánh Bình Minh và ánh Hoàng Hôn ở đây là bạn phải cắm trại ở lại đêm. Vào khoảng 5 giờ chiều, ánh nắng yếu ớt len lỏi qua từng khe lá. Mặt trời đỏ rực dần lặng ở đằng phía xa. Bên tách trà uống 1 ngụm gối đầu bên nhau xem hoàng hôn biến mất. Sau một đêm tiệc tùng vui vẻ, sáng sớm khi sương chưa tan, mặt trời dần ló dạng. Khi này ánh bình minh ấm áp soi rọi vào những giọt sương đọng trên từng chiếc lá. Màu xanh của lá, mày đỏ của nắng và ánh trắng của sương. Bức tranh màu sắc làm xao động lòng người trong cái khí hậu mát lạnh ban mai. Bạn bắt buộc phải thốt lên rằng: Sóc Bom Bo đẹp thật.

Ngắm hoàng hôn và bình minh siêu đẹp tại Sóc Bom Bo

Thiên đường chụp ảnh sống check in với khố và thổ cẩm

Nếu bạn quá chán ngán với những góc ảnh chụp nhân tạo. Hoặc chán với cảnh đẹp của biển đảo phương xa. Hãy tìm đến Sóc Bom Bo, nơi đây có đủ núi rừng sông suối… Thú vị hơn là bạn khoác trên mình những chiếc khố chụp hình siêu siêu đẹp. Một nghìn góc chụp lạ sẽ là điểm nhấn thay đổi mới trong bộ sưu tập ảnh của bạn đấy.

Thiên đường chụp ảnh sống check in với khố và thổ cẩm

Sóc Bom Bo nằm ở đâu?

Sóc Bom Bo nằm ở địa chỉ thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Điểm tham quan này nằm cách trung tâm thị xã Đồng Xoài khoảng 50km. Điểm tham quan này gắn liền với những năm kháng chiến chống Mĩ hào hùng của dân tộc.

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan Sóc Bom Bo

Vì Sóc Bom Bo là điểm tham quan du lịch thuộc núi rừng cao nguyên. Cho nên bạn nên đi đến đây vào những ngày nắng ráo. Thứ nhất là thuận tiện cho việc đi lại, thứ hai là ít côn trùng. Tuy nhiên cảnh mùa này lại không đẹp như mùa mưa. Mùa mưa nước nhiều, những con thác sẽ ầm ỉ théc gào hơn. Tuy nhiên nếu bạn đi trong thời điểm này, bạn phải nhớ chuẩn bị thật kỹ. Nhớ xem dự báo thời tiết để tránh đi vào ngày mưa đường trơn trượt đi lại nguy hiểm.

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan Sóc Bom Bo

Đường đi và phương tiện di chuyển đến Sóc Bom Bo

Từ thành phố Hồ Chí Minh, có 2 cách di chuyển đến Sóc Bom Bo:

Đường đi và phương tiện di chuyển đến Sóc Bom Bo

Xe khách

Từ thành phố Hồ Chí Minh các bạn bắt xe khách tại bến xe Miền Đông đi Bình Phước. Chi phí di chuyển dưới 200.000 đồng/ người. Giá cao thấp còn tùy thuộc vào từng loại xe. Thời gian di chuyển khoảng 3 giờ đồng hồ. Sau khi lên xe bạn nhờ bác tài thả bạn điểm Sóc Bom Bo nhất. Tiếp tục di chuyển bằng taxi hoặc xe ôm.

Xe máy

Phương tiện này chỉ dành cho các phượt thủ thích khám phá. Đi phương tiện này bạn hoàn toàn chủ động về thời gian đi lại và ngắm cảnh trên đường đi. Bạn bắt đầu di chuyển từ cầu Bình Triệu theo quốc lộ 13. Đi thẳng cho đến khi đại Mỹ Phước Tân Vạn bạn quẹo trái. Đi một đoạn ngắn bạn nhìn bên phía tay phải có đường Điện Biên Phủ, bạn rẻ vào. Đi đến cuối đường gặp Nguyễn Văn Linh quẹo trái. Đến ngã tư đầu tiên bạn quẹo phải vào đường DT 742. Sau đó tiếp tục di chuyển vào đường DT741 nối dài quốc lộ 14. Chạy thẳng đến khi gặp ngã ba Minh Hưng quẹo trái đi chứng 300m nữa là đến nơi.

Ăn gì khi đi tham quan Sóc Bom Bo?

Sóc Bom Bo nổi danh với các món ăn heo rừng gác bếp. Uống rượu cần quanh bếp lửa hồng hay những ống cơm lam ngọt lịm trong ống nứa… Cái hay là vừa ăn vừa thưởng thức những giai điệu còng chiên giữa đêm khuya tỉnh mịch. Tuy nhiên, điểm hạn chế ở đây là dịch vụ ăn uống chưa phát triển nhiều. Cho nên các món đặc sản trên được kinh doanh chủ yếu từ đồng bào dân tộc nơi đây. Một số món khác củng mang âm hưởng núi rừng không kém phần hấp dẫn. Ví dụ như: thịt heo thả rông, ve sầu sữa chiên giòn, hạt điều, rau rừng… Hoặc một số món như đọt mây, cá suối, lá nhíp… bạn phải hỏi chứ không bán đại trà.

óc Bom Bo nổi danh với các món ăn heo rừng gác bếp.

Ở đâu khi đi tham quan Sóc Bom Bo?

Tuy nhiên điều kiện rất sơ sài và thiếu thốn Chon nên nếu muốn nghỉ ngơi tốt hơn bạn tìm đến thị xã. Bạn có thể thuê khách sạn hay nhà nghỉ ở khu vực trung tâm thành phố dao động từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng. đủ loại khách sạn tha hồ lựa chọn

đủ loại khách sạn tha hồ lựa chọn

Lưu ý

  • Nhớ mang theo tiền mặt vì ở đây không có ATM
  • Ăn mặc quần áo thoáng mát, đi giày dép dễ di chuyển
  • Chuẩn bị thuốc men, kem trị côn trùng, áo mưa, mũ che nắng
  • Tuyệt đối không được chụp hình tại gần đồn biên phòng
  • Bảo vệ môi trường chung, không vứt rác bừa bãi

Các bạn tham khảo thêm video clip sau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *