Đi đến khu du lịch Buôn Đôn để tìm thăm chú voi con ở Bản Đôn nổi tiếng

 

Bài hát chú voi con ở Bản Đôn vốn dĩ rất nổi tiếng trong âm nhạc thiếu nhi, nó như một bài hát lớn lên cùng các bạn. Vậy bạn chỉ nghe tả qua thơ ca âm nhạc chứ đã đến đây một lần nào chưa?

Buôn Đôn hay còn gọi là Bản Đôn là một khu du lịch khá nổi tiếng tại tỉnh Đắk Lắk. Đây là một ngôi làng bình yên nằm bên sông Serepok. Tìm đến đây không những bạn được biết về chú voi con nổi tiếng trong âm nhạc. Mà bạn còn có cơ hội khám phá rừng xanh Tây Nguyên với rất nhiều đặc sắc văn hóa ẩm thực lạ.

Nội dung chính

Giới thiệu sơ lược về Buôn Đôn (Bản Đôn)

Buôn Đôn (Bản Đôn) là khu du lịch sinh thái nổi tiếng với thiên đường sinh sống của chú Voi. Đây là điểm nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Huyện Buôn Đôn (Bản Đôn) có 7 xã chính là: Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Huar, Ea Nuôl, Ea Wer (huyện lỵ), Krông Na, Tân Hòa. Tất cả được chia thành 99 thôn và buôn (bản). Nơi đây còn có cảnh quan thiên nhiên cực kỳ hùng vĩ. Kết hợp với bản sắc dân tộc văn hóa vùng miền đa dạng. Chính những yếu tố này giúp nó trở thành khu du lịch với sức hút đặc biệt với du khách khắp nơi trong và ngoài nước.

Nguồn gốc và lịch sử hình thành Buôn Đôn (Bản Đôn)

Nguồn gốc hình thành Buôn Đôn (Bản Đôn)

Vào 07/10/1995 chính phủ Việt Nam quyết định tách 6 xã riêng để thành lập Huyện Buôn Đôn (Bản Đôn). ^ xã đó là: Cuôr Knia, Ea Bar, Ea Huar, Ea Nuôl, Ea Wer, Krông Na thuộc huyện Ea Súp… Vào ngày 15/08/2001 huyện cho thành lập thêm xã thứ 7 có tên là Tân Hòa. Hai chữ Buôn Đôn (Bản Đôn) được phiên âm theo ngôn ngữ của Lào, vì dân số ở đây là người gốc Lào là chính. Nó có nghĩa là Làng Đảo, là một ngôi làng được xây dựng trên một ốc đảo của Sông Serepok.

Buôn Đôn (Bản Đôn) ngày xưa là trung tâm giao dịch thương mại lớn của các nước trong khu vực. Người Lào đến đây kinh doanh buôn bán, họp thủy thổ và quyết định ở lại sinh sống cùng bà con dân tộc Ê Đê. Từ đó ngôi làng được hình thành và ngày càng đông dân cư đến đây sinh sống. Buôn Đôn (Bản Đôn) đã từng một thời là thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk. Sau này người Pháp đã chuyển về thành phố Buôn Mê Thuột để tiện cho việc phát triển kinh tế xã hội. Đến đây bạn còn nghe được một giai thoại nói về vị vua của các loài Voi.

Lịch sử phát triển khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn)

Buôn Đôn (Bản Đôn) vừa là trung tâm thương mại của tỉnh, vừa là nơi nuôi dưỡng Voi với đa dạng văn hóa dân tộc. Đây là một điều kiện cực kỳ lý tưởng để phục vụ cho việc phát triển du lịch địa phương. Chính vì vậy mà chính quyền địa phương đã có chiến lược cụ thể rỏ ràng nhằm biến nơi này thành trung tâm du lịch của tỉnh. Các mục tiêu hạng mục được đề ra cực kỳ rõ ràng cho từng tiến độ xây dựng. Từ nằm 2010 trở đi, bắt buộc phải phát triển được các làng Văn hóa nhằm giới thiệu bảo tồn di sản dân tộc. Các khu vui chơi phù họp địa hình tây nguyên nữa hiện đại nữa thiên nhiên…

Khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) có gì mà hấp dẫn du khách

Tham quan khám phá nhà rông Tây Nguyên của Buôn Đôn (Bản Đôn)

Du lịch tây nguyên xưa nay nổi danh với các nhà sàn nhà rông. Đây như là món ăn tinh thần của bà con Tây Nguyên muốn gửi đến các du khách trong và ngoài nước. Nhà rông là nhà sinh sống đặc trưng của bà con dân tộc và là nơi lưu giữ các giá trị về văn hóa bản sắc của đồng bào ở đây.

Nhà rông được thiết kế với mái dài, rộng và cao. Nhà rông nhìn từ xa như một lưỡi rìu vươn thẳng lên bầu trời đầy hiên ngang và mạnh mẽ. Trong khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) sẽ có một nhà rông lớn làm nơi hội họp, sinh hoạt tập thể. Đây củng là điểm đón tiếp khách quý khi đến thăm. Bên trong các nhà rông có trưng bày các hiện vật và các tài liệu về văn hóa, phong tục tập quán, lối sống của đồng bào.

Tham quan cây cầu treo cực đẹp của khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn)

Cầu treo ở khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) với chiều dài 1km bắc ngang qua dòng sông Serepok. Cầu được thiết kế hoàn toàn bằng tre nứa và gia cố thêm cáp sắt để chắc chắn. Điểm lạ cần khai phá đó là cây cầu được gắn vào cây si với tán cây rộng. Bên dưới là những đoạn rễ cây tạo nên nhiều hình thù rất lạ mắt. Đây là đoạn đường độc nhất nếu bạn muốn bước vào khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn). Cảm giác chòng chành, lắc lư khi bước chân lên cầu làm bạn sẽ cảm thấy thích thù vô cùng. Nó cứ lắc lư kéo dài hàng cây số khiến bạn có cảm giác như đang chơi một trò chơi cảm giác mạnh cực kỳ mới lạ.

Tham quan vườn cây cảnh Troh bư

Troh bư là cái tên do bà con dân tộc Ê Đê đặt với cái nghĩa là lũng cá lóc suối. Nơi đây được các chuyên gia nghệ nhân làm lại như là một thiên đường check in sống ảo. Với khung cảnh thiên nhiên cực đẹp và một số phân cảnh khiến các bạn trẻ cứ say mê ngất ngây lòng người. Hơn thế nữa nơi đây còn là điểm tập kết của rất nhiều các loài cây cỏ quý, đặc biệt là các giống hoa lan rừng tuyệt đẹp. Chúng khéo được sắp xếp tài tình bởi các nghệ nhân núi rừng nổi tiếng nhất Buôn Đôn (Bản Đôn).

Đi tìm chú voi con ở Bản Đôn trong huyền thoại

Voi Bản Đôn

Buôn Đôn (Bản Đôn) nổi tiếng là quê hương của những người săn bắt voi và thuần dưỡng voi rừng Việt Nam. Voi củng là phương tiện duy nhất và độc nhất tại nơi này. Voi Bản Đôn với bản tính hiền hậu và thương chủ nhất so với các loại khác ở đây. Chính vì vậy mà nó được chọn làm con vật sống chung để san sẽ biết bao công việc vui buồn cùng với chủ nhà. Voi Bản Đồn giúp các bạn nhỏ trong buôn được đi đến trường đến lớp đúng giờ hơn.

Tham quan voi Bản Đôn

Đến Buôn Đôn (Bản Đôn), các bạn còn được chia sẽ nghề nuôi voi. Bạn được xem và giới thiệu rất chi tiết từng nòi giống về Voi. Không những thế bạn còn được đóng vai bạn nhỏ trong bài hát chú voi con ở Bản Đôn cưỡi lên chúng. Và cho đến khi đó bạn sẽ cảm nhận được những chú voi Bản Đôn tuy khổng lồ nhưng hết sức hiền lành và thân thiện.

Tham gia trò chơi cưỡi voi chinh phục khám phá Bản Đôn

Cưỡi voi đi thăm quan khắp khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) là một điểm hút du khách tìm đến nơi này. Không những thế bạn có thể đi khám phá rừng quốc gia Yok Đôn, hay vượt sông Serepok trên lưng những chú Voi suốt hành trình. Để cảm ơn những chú voi này, bạn nên mua những bó mía lá cây cho chúng ăn, xem như lời cảm ơn chân thành dành cho chúng.

Tham quan và thăm viếng mộ Vua Voi Khun Yu Nốp

Câu chuyện kể về vị Vua Voi này đã nổi danh truyền tụng từ đời này đến đời khác. Ông Khun Yu Nốp là một huyền thoại ở Buôn Đôn (Bản Đôn) vì tài săn bắt thuần chủa voi rừng của mình. Ông đã săn được hàng trăm con voi và tặng Hoàng gia Thái Lan một con voi trắng. Vua Thái cảm phục đã phong tặng ông danh hiệu vua săn voi từ khi đó. Cho đến khi ông mất, dân làng đã xây mộ ông để thể hiện lòng biết ơn, tôn kính. Cho đến nay hình ảnh ông vẫn còn lưu trữ mãi trong lòng bà con nơi đây.

Khám phá vườn quốc gia Yok Đôn

Vườn quốc gia Yok Đôn có một phần nhỏ thuộc khu vực Buôn Đôn (Bản Đôn). Chính vì vậy khi đến đây bạn sẽ có cơ hội khám phá khu vườn quốc gia này. Nơi đây nổi tiếng là nơi khu bảo tồn voi và hệ sinh thái rừng khộp. Và nó còn là khu bảo tồn thực vật với hệ thống đa dạng sinh học quan trọng của khu vực Tây Nguyên. Vườn quốc gia Yok Đôn hiện đang là điểm khám phá trekking cho giới trể trong nước.

Chiêm ngưỡng Thác Bảy Nhánh tuyệt đẹp

Nhắc đến tây nguyên là như nhắc đến những con thác và những cánh rừng. Buôn Đôn (Bản Đôn) khá được thiên ưu đãi khi ban tặng cho một thác nước có tên Bảy Nhánh. Đây là một thác nước với quang cảnh thiên nhiên cực đẹp, thuộc xã Ea Huar. Con thác có nguồn chính từ con sông Serpok chảy qua Buôn Đôn (Bản Đôn). Nó bị chia ra làm bảy nhánh bởi các ghềnh đá lớn gập ghềnh. Các bạn đứng từ trên cao nhìn xuống sẽ thấy nó trông giống như một bàn tay khổng lồ xòe ra. Xung quanh bao bọc bởi những phiến đá rừng cây tạo nên một khung cảnh mê động lòng người.

Trải nghiệm trèo thuyền độc mộc

Trải nghiệm ngồi trên con thuyền độc mộc để xuôi dòng khám phá cảnh sắc thiên nhiên. Bạn có thể ngắm sen, câu cá dưới mặt hồ nước trong xanh mát lạnh. Hay xuôi thuyền khám phá ốc đảo Ea Nô…

Tham quan quy trình sản xuất cà phê

Tại Buôn Đôn (Bản Đôn) có những ngôi nhà nhỏ giữa rừng phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng. Đến đây bạn có thể quan sát tận mắt việc trồng và chế biến cà phê của người dân. Hơn thế là còn được sờ tận tay những cây cà phê thuộc đủ các loài đang được trồng ở Đắk Lắk. Đắm chìm thưởng thức trong những ly cà phê đen chế theo phin bằng phương pháp thủ công.

Tìm hiểu đời sống văn hóa dân tộc tại Buôn Đôn (Bản Đôn)

Đi tìm hiểu tham quan du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) bạn sẽ tìm hiểu lịch sử, văn hóa lâu đời tại đây. Hơn thế bạn còn được tham gia chung các hoạt động phong tục tập quán, lối sinh hoạt thường ngày của nhiều dân tộc Tây nguyên. Đặc sắc hơn bạn còn được thưởng thức các đặc sản nơi đây như rượu cần, cơm lam, canh chua cá sông… Và tham gia giao lưu văn hóa cồng chiêng với người dân trong buôn làng.

Cắm trại pinic BBQ đốt lửa trại

Khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) là thiên đường cắm trại tổ chức pinic hay tiệc nướng BBQ xuyên màn đêm. Không còn gì tuyệt vời hơn khi đêm xuống bên ánh lửa trại bập bùng nghe dân ca đắm chìm trong mồi ngon rược ngọt. Có lẻ đây là nét độc đáo và ấn tượng nhất của đồng bào Tây Nguyên gửi đến các khách du lịch.

Thiên đường check in sống ảo của Buôn Đôn (Bản Đôn)

Khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) được phát triển không những để giới thiệu văn hóa tây nguyên đến du khách khắp nơi. Mà nơi đây còn tạo dựng nên rất nhiều thiên đường chụp ảnh sống ảo cực độc và cực đẹp. Với hình ảnh cây cầu treo, con thuyền độc mộc, hay những background theo trend hiện nay. Đây chính là thiên đường chụp ảnh xuyên tây nguyên mà các bạn cần tìm.

Khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) nằm ở đâu?

Khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) thuộc Huyện Buôn Đôn, nằm ở phía tây tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột khoảng 30 km. Địa hình khu du lịch 4 mặt giáp các huyện sau:

  • Phía đông giáp huyện Cư Mờ Ga
  • Phía tây giáp Campuchia
  • Phía nam giáp huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông và thành phố Buôn Mê Thuột
  • Phía bắc giáp huyện Ea Súp.

Giá vé và chi phí vào tham quan khu du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn)

• Vé vào cửa : 10.000 đồng/ người.
• Phí cưỡi voi : 100.000 đồng/ người/ 15 phút.
• Phí hướng dẫn : 150.000 đồng/ đoàn, bao gồm thuyết minh và hướng dẫn các điểm.
• Phí giao lưu văn hóa cồng chiêng : 2.000.000 đồng/ show.
• Phí tham quan cầu treo : 30.000 đồng/ người (ngày thường) và 40.000 đồng/ người (ngày lễ).

Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan Buôn Đôn (Bản Đôn)

Du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) là đi tìm về núi rừng tây nguyên. Cho nên bạn nên tìm đến đây vào những dịp mùa khô ráo. Điều này giúp cho bạn dễ di chuyển trên các vùng núi đồi. Đây củng là thời điểm nắng đẹp giúp bạn có thể tác nghiệp chụp cho mình nhiều tấm ảnh đẹp.

Đường đi và phương tiện di chuyển đến Buôn Đôn (Bản Đôn)

Từ thành phố lớn về Buôn Mê Thuột

Tại Buôn Mê Thuột có sân bay quốc nội. Nên các bạn xuất phát từ các tỉnh thành phố lớn có thể dùng phương tiện này đi đến đây cho nhanh và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên ở các tỉnh địa phương lân cận với bán kính tầm 300km. Các bạn nên đi xe khách xe đò đến với Buôn Mê. Sau đó các bạn thuê xe máy để tiếp tục hành trình chinh phục khám phá của mình bạn nhé

Từ thành phố Buôn Mê Thuột đi đến Buôn Đôn (Bản Đôn)

Xe máy

Vì khoảng cách không quá xa, chỉ có 40km với đoạn đường khá đẹp. Cho nên bạn hoàn toàn tự tin di chuyển từ Buôn Mê Thuột Buôn Đôn (Bản Đôn) một cách dễ dàng. Thời gian di chuyển gần 2 giờ đồng hồ. Bạn tha hồ trải nghiệm trên đoạn đường đất đỏ bazan. Vừa đi vừa ngắm núi rừng hoang sơ hùng vĩ, lắng nghe tiếng chim rừng hót cực kỳ vui tai. Vang vọng xa xa là tiếng suối, tiếng thác nước vọng về. Bạn cứ dọc theo hành trình con đường Nguyễn Thị Định là có thể tìm đến nơi này.

Xe buýt

Nếu bạn ngại di chuyển xe máy thì bạn hoàn toàn có thể bắt xe buýt công cộng di chuyển. Bạn nhớ chọn tuyến xe buýt số 15 Buôn Mê Thuột đi Buôn Đôn. Với chi phí 20.000 đồng/người và thời gian di chuyển gần 2 giờ đồng hồ. Bạn thoải mái ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên mà không áp lực việc lái xe. Tuy nhiên điểm hạn chế là bạn không thể dừng xe chụp ảnh theo ý của mình.

Ăn gì khi đi tham quan du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn)?

Đi du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) nhất định bạn phải thưởng thức ẩm thực núi rừng và thưởng thức rượu A Ma Công. Đây là thú vui của các dân sành điệu khi tìm đến với vùng đất Tây Nguyên. Rượu A Ma Công rất quý, tên rượu được đặt theo tên của một huyền thoại sống trong vùng về sự khỏe mạnh, cường tráng. Bạn nhớ tìm các món đặc sản để thưởng thức cùng rượu theo dánh sách bên dưới nhé:

Gà nướng sa lửa

Gà nướng sa lửa ở Buôn Đôn (Bản Đôn) được chọn lựa từ những con gà mới lớn với trọng lượng 1 kg. Hầu hết các con gà không được tẩm ướp mà chỉ nướng mọi trên than hồng. Các đầu bếp ở đây dùng kẹp tre nướng giúp thịt gà thơm hơn, chắc hơn và vẫn giữ nguyên vị ngọt của thịt. Gà được dùng với muối ớt hoặc muối sả.

Muối kiến vàng

Muối kiến vàng là đặc sản của đồng bào M’nông, Mạ, Ê đê. Họ thường sử dụng trong bữa ăn thường ngày của họ. Nguyên liệu chính là kiến vàng, một loại kiến sống bám từng tổ trên cây. Họ lấy cả tổ ngâm vào nước nóng hoặc bỏ vào chảo rang cho kiến chết. Sau đó vớt kiến ra để ráo rồi rang chung với muối hạt và ớt xiêm. Công đoạn gia vị mặn nhạt là tùy theo sở thích của từng gia đình mà cho ớt, muối nhiều hay ít. Khi muối khô và kiến đã chín thơm thì đổ vào cối giã cho đều, bỏ vào hộp dùng trong nhiều ngày…

Cơm lam nướng

Đi du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) nhất định phải thử món Cơm lam. Đây được gọi là món ăn đặc sắc nhất khu vực vùng cao. Với vị ngọt của dòng suối mát trong và hương thơm của tre nứa đầu non, gạo được nấu chín trên bếp lửa. Khi thưởng thức chỉ cần bóc lớp vỏ nứa bên ngoài, ăn cùng với muối vừng, thịt gà hoặc thịt lợn rừng rất tuyệt vời.

Gỏi lá rừng

Gỏi được làm từ hơn 40 loại lá rừng khác nhau. Gỏi trộn với tôm, thịt và các gia vị như tiêu nguyên hạt, muối hạt, ớt… sau đó chấm với nước dùng. Món ăn tuy không có gì mới lạ nhưng nét đặc sắc quyến rủ của nó ở chổ lá rừng.

Cá sông Serepok

Đi du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn) mà không ăn cá bống, cá thác lác thì coi như bạn bỏ dở nửa chuyến đi. Cá thác lác được lọc lấy thịt, băm nhuyễn thêm các loại gia vị thông thường như tiêu, nước mắm. Đặc biệt nhất là thêm một số gia vị bí truyền của người bản địa cho món chả cá mang hương vị đặc biệt. Chả cá thác lác chiên giòn ăn kèm rau hoặc đem nấu lẩu thì ngon không cưỡng nổi.

Thịt nai

Thịt nai nổi danh là đặc sản của núi rừng Tây Nguyên với nhiều chế phẩm khách nhau. Các bạn có thể tìm ăn các chế phẩm như: nướng sa tế hoặc muối ớt, xào lăn, nhúng dấm, lúc lắc hoặc thịt khô.

Ở đâu khi đi tham quan du lịch Buôn Đôn (Bản Đôn)?

Tại Buôn Đôn (Bản Đôn) có rất nhiều dịch vụ lưu trú qua đêm. Các bạn hoàn toàn có thể trải nghiệm nhà sàn hoặc các homestay ở đây. Chi phí lưu trú ở đây khá bình dân dao động từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng/đêm. Theo mình bạn nên tìm hiểu và trải nghiệm lưu trú theo phong cách nhà sàn. Để bạn có thể cảm nhận được tây nguyên qua tiếng núi rừng, tiếng côn trùng kêu rả rích. Hoặc bạn có thể thuê các nhà nhỉ giá bình dân hơn theo danh sách bên dưới:

  • Nhà nghỉ Vườn QG Yok Đôn – Địa chỉ : Xã Krông Na – H. Buôn Đôn – Đắk Lắk
  • Nhà nghỉ thuộc CN Công ty Cao su Đăk Lắk nghỉ dưỡng, sinh thái & SaPa Bản Đôn – Địa chỉ : Xã Krông Na – H. Buôn Đôn – Đắk Lắk.
  • Nhà nghỉ Bugalow – Địa chỉ : Xã EaHoar – H. Buôn Đôn – Đắk Lắk.
  • Nhà nghỉ Cty TNHH MTV XNK 2/9 – Địa chỉ : Xã Krông Na – H. Buôn Đôn – Đắk Lắk.

Lưu ý

Vì là chuyến khám phá du lịch tây nguyên, cho nên bạn nhớ ăn mặc gọn nhẹ. Nhớ mang giày thể thao để việc di chuyển khám phá được dể dàng hơn. Chuẩn bị kem chống nắng để có thể tác nghiệp chụp ảnh thoải mái nhất có thể. Nhớ mang theo các thiết bị sơ cứu y tế cơ bản. Và tuyệt đối không xã rác bừa bãi, hãy giữ cho tây nguyên Việt Nam luôn xanh sạch đẹp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *