Chùa Tam Chúc Hà Nam, thiên đường check in sống ảo chốn tâm linh

Ngành du lịch ở Hà Nam không được đầu tư phát triển mạnh mẻ như bao tỉnh thành khác. Nhưng trái lại du khách biết đến Hà Nam là một mảnh đất yên bình, chân chất. Du lịch Hà Nam thu hút bởi sự thân thiện hiền hòa và cực kỳ mến khách của người dân Hà Nam. Nói vậy thôi chứ Hà Nam củng có rất nhiều điểm du lịch về tâm linh văn hóa. Thú vị hơn bây giờ nơi đó lại là điểm check in sống ảo cực kỳ vi dịu của giới trẻ hiện nay. Hôm nay chúng tôi mời các bạn đi du lịch tham quan Chùa Tam Chúc ở Hà Nam các bạn nhé.

Chùa Tam Chúc Hà Nam, thiên đường check in sống ảo chốn tâm linh

Chùa Tam Chúc ở Hà Nam là một ngôi chùa lớn nhất nhất thế giới có niên đại hơn 1000 năm. Đây là ngôi chùa với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi phong thủy cực tốt. Chùa còn được gọi là quần thể khu du lịch Tam Chúc. Đây là một khu du lịch tâm linh hấp dẫn của khu vực phía Bắc tại Việt Nam. Chùa cho dù được thi công sửa chữa bởi nhiều tín giáo khác nhau trên thế giới, nhưng chùa vẫn giữ được cái hồn của Việt Nam.

Chùa Tam Chúc ở Hà Nam là một ngôi chùa lớn nhất nhất thế giới có niên đại hơn 1000 năm

Giới thiệu sơ lược về Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc là chùa có phong thủy cực tốt khi được mẹ thiên nhiên ban tặng cho thiên nhiên kỳ vĩ, sơn thủy hữu tình. Chùa củng là nơi hội tụ nhiều sinh vật kỳ bí khiến các du khách đến đây mê mẩn tìm tòi. Chùa nằm trong khu du lịch Tam Chúc và có vị trí như là một cầu nối giữa chùa Hương với chùa Bái Đính ở Tràng An Ninh Bình. Phía sau chùa là dãy núi Thất Tinh, còn phía trước là hồ Lục Nhạc . Trong hồ có 6 hòn đảo nhỏ với nhiều truyền thuyết ma mị của người dân nơi đây.

Giới thiệu sơ lược về Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc với khuôn viên cực kỳ rộng lớn. Chùa bao gồm một hồ nước rộng tới 1.000 ha cộng với dãy núi đá rừng tự nhiên có diện tích tới 3.000 ha. Còn lại xung quanh chùa là các thung lũng rộng lớn gần 1.000 ha. Với khuôn viên rộng lớn như vậy Chùa Tam Chúc là ngôi chùa có cảnh quan hùng vĩ đẹp đến mê hoặc lòng người. Hiện nay còn là nơi săn ảnh của giới trẻ không chỉ ở Hà Nam, mà toàn khu vực miền Bắc.

Bố cục kiến trúc xây dựng của Chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc được thiết kế thi công bởi rất nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên chùa vẫn giữ được cái nét chùa cổ của Việt Nam. Chùa có rất nhiều hạng mục, mổi hạng mục đều mang một trường phái thiết kế kiến trúc khác nhau.

Bố cục kiến trúc xây dựng của Chùa Tam Chúc

Điện Tam Thế

Đây là tòa lớn nhất nằm sau hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo thuộc khu chánh điện. Điện thờ ba vị Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn.

Điện Tam Thế

Điện Pháp Chủ

Điện này nằm dưới điện Tam Thế và có điểm nhấn là bốn bức phù điêu lớn bao trùm toàn bộ các bức tường. Mỗi bức phù điêu nói về một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bắt đầu từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết Bàn.

Điện Pháp Chủ

Điện Quan Âm

Đây là điện thờ Phật nghìn tay nghìn mắt. Đây củng là một kho tàng phong phú với những tích chuyện về tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật. Tất cả được thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi.

Điện Quan Âm

Chùa Ngọc

Chùa Ngọc cáo nhất với chiều cao 15m được xây dựng bằng các phiến đá đỏ Granit. Những phiến đá đó được vận chuyển về từ Ấn Độ. Tháp có ba tầng mái cong, diện tích 36m². Bên trong tháp đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn. Tại Chùa Ngọc, Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường còn dự định sẽ đặt tại đây 7 viên đá thiên thạch mà ông vừa đấu giá mua được.

Chùa Ngọc

Vườn cột kinh

Vườn này nằm ngay sau cổng Tam quan, Nó chính là những cột kinh nguyên phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Giữa khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan Âm có 32 cột kinh được bằng đá xanh Thanh Hóa. Mổi cột cao 13,5m và rộng khoảng 2m với cân nặng khoảng 200 tấn. Đế cột được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên là hình lục giác. Các đấu cột được thiết kế là một bát đỡ một nụ sen. Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở thế hệ hiện tại cũng như mai sau tu nhân tích đức.

Vườn cột kinh

Nguồn gốc Chùa Tam Chúc và truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – Hậu Thất Tinh”

Từ thời nhà Đinh, trong dân gian đã có một truyền thuyết truyền miệng nhau đến giờ. Truyền thuyết có tên “Tiền Lục nhạc – Hậu Thất Tinh”. Truyền thuyết này có gắn liền sâu xa với nguồn gốc Chùa Tam Chúc. Tích xưa kể rằng, ngày đó trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương. Trong đó có bảy ngọn núi gần làng Tam Chúc. Bảy ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng, sáng từ đêm tới ngày và đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao. Các đốm sáng mang thứ ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống cả một vùng rộng lớn. Người dân trong làng gọi đó là núi Thất Tinh. Và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa Thất Tinh.

Một thời gian sau có người đến núi Thất Tinh đục đẽo với mục đích muốn lấy đi bảy ngôi sao đó. Họ dùng củi chất thành đống lớn và đốt nhiều ngày làm cho bốn ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại ba ngôi sao. Và từ lúc đó, cái tên Chùa Ba Sao ra đời thay thế cho tên chùa Thất Tinh. Đây củng là lý do xuất thanh ra thị trấn Ba Sao – Kim Bảng thời bấy giờ. Chùa Ba Sao nghĩ là Chùa Tam Trúc ngày nay. Chùa thờ Sư Tổ Đạt ma, Thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận…

Chùa Tam Trúc có gì hấp dẫn du khách

Tìm hiểu và tham gia đánh bắt loài cá mệnh danh lính thủy đánh bộ

Chùa Tam Chúc, nổi danh với những con cá và chim có xuất xứ nguồn gốc lạ. Loại cá làm cho nhiều du khách tò mò nhất đó chính là cá Trối. Đây là loại cá được mệnh danh là “lính thủy đánh bộ”. Tại sao nó được đặt tên như vậy? bởi vì nó là loài sát thủ lúc sống trên núi, lúc ẩn mình dưới hồ chờ săn mồi. Ở đây còn nổi danh với hàng trăm loài chim muôn màu từ khắp nơi đổ về đây làm tổ.

Đi tham quan du lịch ở đây, các bạn được người dân địa phương hướng dẫn cách thu phục những con cá lạ này. Các bạn ẩn mình trong không gian tĩnh lặng, chờ thời. Cá Trối đầu hơi dẹp giống đầu cá trê, có hai ngạnh, thân có vẩy lại giống cá quả. Vào những lúc trời mưa rào nó di chuyển ngược theo dòng nước. Chúng hay di chuyển lên núi ăn rong rêu và các loài phù du. Chúng còn có thể di chuyển trên đất khô cạn, trèo cây và bóp nghẹt cổ chim. Nắm quy tắc di chuyển này, chúng ta đánh bắt chúng thật dể dàng.

Ngắm từng đàn chim chao lượn dưới hoàng hôn

Chùa Tam Chúc còn nổi tiếng là nơi làm tổ của rất nhiều loài chim quý hiếm. Chúng hay chao cánh bay lượn mỗi khi hoàng hôn buông xuống khiến không gian nơi đây càng lung linh, huyền ảo. Thời khắc này bạn hãy nhanh tạy chụp cho mình thật nhiều tấm ảnh.

Cơ hội chiêm ngưỡng những cổ vật gần 1.000 năm tuổi

Dưới bàn tay tài hoa và tinh xảo của những người thợ thủ công ở Ấn Độ, Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo… Chùa Tam Trúc trải qua hơn 1.000 năm tuổi, đã để lại nhiều di tích văn hóa độc đáo. Những cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ. Và còn có những cột gỗ có đường kính hơn 1m, hoặc những xà đá, cột đá rất lớn… Tất cả những nhà khảo cổ học vẫn chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy.

Cơ hội chiêm ngưỡng những cổ vật gần 1.000 năm tuổi

Trải nghiệm ăn uống trên thuyền ở Chùa Tam Chúc

Tại Chùa Tam Chúc có dịch vụ Du thuyền đưa khách thưởng thức ẩm thực lênh đênh trên sông. Tiệc thường diễn ra trong khung giờ 16h30 – 18h30 hàng ngày. Các bạn tha hồ ăn những món ngon, nghe những giai điệu bắc bộ, và ngắm hoàng hôn trên Hồ Lục Nhạc.

Trải nghiệm ăn uống trên thuyền ở Chùa Tam Chúc

Điểm check in sống ảo đẹp nhất Hà Nam

Chùa Tam Chúc với nhiều khung cảnh tuyệt đẹp tựa phim cổ trang. Nơi đây ngày nay là điểm săn lùng góc ảnh đẹp của các bạn trẻ. Các bạn đến đây ngoài cầu nguyện, còn check in sống ảo với hàng trăm tấm ảnh mang về đầy trên facebook.

check in sống ảo đẹp nhất Hà Nam

Chùa Tam Chúc nằm ở đâu?

Chùa Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Chùa cách thành phố Phủ Lý gần 20km và cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km. Tổng diện tích chùa 5.000 ha, bao gồm các hồ nước, núi đá tự nhiên và các thung lũng. Nơi đây quả thật là bức tranh hoang sơ kỳ vỹ hoàn toàn thiên nhiên.

Thời điểm đi tham quan du lịch Chùa Tam Chúc đẹp nhất?

Chùa Tam Chúc là điểm du lịch Văn Hóa Tâm Linh. Cho nên bạn nên đến đây từ tháng 1 đến tháng 3. Vì nếu đi trong thời điểm này bạn sẽ có cơ hội tham gia các lể hội tại đây. Với nhiều hoạt động vui nhộn, hấp dẫn diễn ra vào mổi dịp mùa xuân về. Hoặc bạn có thể đi từ tháng 8 đến tháng 10 để ngắm sen nở. Đây là khoảng thời gian thiên nhiên Tam Chúc đẹp nhất và khí hậu củng dịu mát nhất. Các bạn lưu ý: mỗi ngày, chùa sẽ mở cửa và tiếp đón du khách chỉ đến 9 giờ tối.

Thời điểm đi tham quan du lịch Chùa Tam Chúc đẹp nhất

Đường đi và phương tiện di chuyển đến Chùa Tam Chúc?

Từ Hà Nội và các tỉnh đến Hà Nam có rất nhiều cách di chuyển. Cho nên bạn có thể đón xe khách, hoặc có thể đi xe máy để phượt vì khoảng cách khá gần. Thời gian di chuyển từ Hà Nội đến đây khoảng hơn một giờ đồng hồ.

Đường đi và phương tiện di chuyển đến Chùa Tam Chúc

Hà Nội – Phủ Lý

Xe máy

Bạn di chuyển dọc theo quốc lộ 1A qua cầu Giẽ rồi cứ thế đi thẳng sẽ tới Hà Nam. Bạn chú ý mang đầy đủ giấy tờ, đội mũ đúng quy định và tuân thủ đúng luật lệ giao thông nhé. Bởi vì cảnh sát giao thông ở Hà Nam rất nghiêm khắc bạn nhé.

Xe buýt

Bạn ra bến xe Giáp Bát Hà Nội bắt chuyến xe số 206 hành trình Hà Nội đi Phủ Lý. Thời gian di chuyển hơn một giờ đồng hồ, với mật độ khai thác 15 phút 1 chuyến xe. Chi phí cực kỳ hạt dẻ chỉ 40.000 đồng/ người.

Xe khách

Chi phí di chuyển xe khách tốn hơn xe buýt khoảng 10.000 đồng. Xe khách sẽ di chuyển vào c ao tốc Pháp Vân đi Cầu Giẽ. Ngoài ra có xe khách chạy dọc quốc lộ 1A qua Kim Bảng tới thành phố Phủ Lý.

Phủ Lý – Chùa Tam Chúc

Tại thành phố Phủ Lý thì bạn di chuyển về hướng quốc lộ 2B và đi tiếp khoảng 12km. Sau đó bạn đi vào thị trấn Ba Sao. Đến đây bạn sẽ gặp bảng chỉ dần vào Chùa Tam Chúc. Hoặc nếu không thấy, bạn cứ hỏi bất kỳ người dân nào ở đây. Họ rất nhiệt tình hướng dẫn bạn, đặc biệt là khách du lịch.

Chi phí vé vào tham quan ăn chơi tại Chùa Tam Chúc là bao nhiêu ?

Giá vé vào Chùa Tam Chúc

  • Đi thuyền: 200.000 đồng/người/ khứ hồi
  • Đi xe điện: 90.000 đồng/người/khứ hồi

Chi phí gửi xe máy 15.000 đồng/chiếc

Chi phí ăn nhẹ, ăn vặt như bên ngoài khu du lịch. Đặc biệt tại Chùa Tam Chúc không chặt chém du khách như bất kỳ khu du lịch nào khác.

Chi phí vé vào tham quan ăn chơi tại Chùa Tam Chúc là bao nhiêu

Ăn gì khi đi tham quan Chùa Tam Chúc?

Hà Nam là vùng đất nổi tiếng với rất nhiều đặc sản. Đến đây bạn nhất định phải dùng các món ăn cực chất và nổi tiếng dưới đây bạn nhé.

  • Cá kho làng Vũ Đại.
  • Chim to dần.
  • Bún Tái Kênh.
  • Chuối Ngự Đại Hoàng.
  • Bánh cuốn Phủ Lý
  • Mắm cáy Bình Lục.
  • Rượu làng Vọc.
  • Quýt Lý Nhân.

Ăn gì khi đi tham quan Chùa Tam Chúc

Ở đâu khi bạn đi tham quan Chùa Tam Chúc?

Sau khi tham quan lể phật chụp hình check in các kiểu, chắc chắn bạn sẽ bị mệt ra rời vì khuôn viên quá rộng lớn của chùa. Nếu mệt mỏi bạn có thể thuê khách sạn nghỉ trưa hoặc nghỉ qua đêm. Chi phí trung bình cho khách sạn ở đây khoảng 900.000 đồng/phòng. Hoặc bạn có thể tìm thêm khách sạn nhà nghỉ ở thành phố Phủ Lý cách đó gần 20km.

Mường Thanh Luxury Hà Nam

  • Địa chỉ: Khu vực phía Bắc cầu Hồng Phú, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, Hà Nam.
  • Đây là khách sạn chất nhất Phủ Lý. Không gian trên cả tuyệt vời, có cả khu hồ bơi, nhà hàng và quán bar. Nhiều tiện ích nghĩ dưỡng khác. Chi phí cho một đêm trung bình 1.200.000 đồng/ 2 người.

Khách sạn INCO 515.9

  • Địa chỉ: Đường Lê Hoàn, Phủ Lý, Hà Nam
  • Khách sạn này nằm ngay ở khu trung tâm thành phố Phủ Lý. Cho nên rất tiện lợi để di chuyển đến các điểm du lịch. Tiêu chuẩn phòng 3 sao rộng rãi và các dịch vụ khác đều phục vụ theo chuẩn. Chi phí cho một đêm trung bình 800.000 đồng/ 2 người.

Khách sạn Hải Đăng

  • Địa chỉ: 124 Lê Lợi, Lương Khánh Thiện, thành phố Phủ Lý, Hà Nam
  • Khách sạn nằm trong khuôn viên của trung tâm thương mại Hải Đăng. Tiêu chuẩn củng 3 sao. Các bạn sẽ được tận hưởng đầy đủ tiện nghi như nơi để xe công cộng, nhân viên lễ tân 24h.

Lưu ý

  • Các bạn nên đến đây tham quan và lưu lại buổi chiếu để ngắm hoàng hôn. Vì chưa có nơi nào mà có hoàng hôn tuyệt đẹp như ở đây.
  • Không nên mang giày cao gót, vì đi tham quan Chùa Tam Chúc phải di chuyển khá nhiều.
  • Mang thật nhiều trang phục đến đây để chụp hình. Vì khung cảnh ở đây rất đẹp, nhất là mấy bạn yêu thích phim cổ trang.
  • Ăn mặc kín đáo khi viếng chùa

Xem thêm Video về Chùa Tam Chúc tại đây bạn nhé:

https://youtu.be/EzKJ3VMTwTw

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *