Quận 5 quận 11 tại thành phố hồ chí minh vốn nổi tiếng là nơi tập trung của rất nhiều ngôi chùa cổ. Bởi đây chính là bản địa của người Việt gốc Hoa. Vậy bạn có biết những ngôi chùa có thâm niên gần 300 tuổi đang nằm ở đâu và có những gì để khám phá hay không?
Chùa Giác Lâm hay còn gọi là Tổ đình Giác Lâm là ngôi chùa có lịch sử hình thành vào năm 1744. Đây là một trong những ngôi chùa cổ có thâm niên lâu đời nhất ở mảnh đất Sài Gòn. Hôm nay chúng ta cùng nhau khám phá xem ngôi chùa này có gì mà sao phật tử khắp nơi đổ về đây lể Phật nhiều vậy.
Giới thiêu sơ lược về chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm là một trong những ngôi chùa rất nổi tiếng ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Nó nổi tiếng là bở nó chính là một trong những ngôi chùa có mặt tại Sài Thành sớm nhất. Chùa có thâm niên gần 300 năm với biết bao thăng trầm của lịch sử. Tuy vậy mà chùa Giác Lâm vẫn giữ được nét xưa và cái hồn của Phật giáo chính tông. Chùa có thể được xem là điểm tịnh tâm và khám phá những giá trị văn hóa nghệ thuật của ngôi chùa cổ.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành chùa Giác Lâm
Nguồn gốc chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm do người Minh Hương tên Lý Thụy Long quyên tiền xây dựng. Chùa nằm trên ngọn đồi cao nên người ta hay gọi là tên Sơn Can. Chùa do đại sư Tịnh Hải sáng lập, và có khoảng thời gian dài không có ai quản lý trụ trì. Chùa sau này được phát triển rực rở nhờ thiền sư Viên Quang. Trải qua nhiều năm thăng trầm lịch sử, chùa vẫn giữ được nét cổ kính, uy nghiêm. Có thể nói chùa Giác Lâm là một di tích thắng cảnh thu hút đông đảo du khách đến tham quan, cầu khấn, tìm hiểu lịch sử.
Lịch sử hình thành chùa Giác Lâm
Chùa được cư sĩ Lý Thuỵ Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu, chùa có tên là Sơn Can, về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do toạ lạc trên gò Cẩm Sơn. Có người còn gọi tên Cẩm Đệm vì cư sĩ Thuỵ Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm. Thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc cử đệ tử là Viên Quang về trụ trì chùa, đồng thời đổi tên chùa thành Giác Lâm.
Quá trình phát triển chùa Giác Lâm
Dưới thời thiền sư Viên Quang. Chùa trở thành một trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật đầu tiên cho chư tăng ở Gia Định và cả Nam Bộ. Đến 1873, dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm. Chùa còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật giáo.
Chùa trải qua ba đợt trùng tu lớn, lần đầu Thiền sư Viên Quang cho xây lại chùa vào 1798-1804. Đến năm 1906-1909, Hoà thượng Hồng Hưng với sự giúp sức của Hoà thượng Như Phòng. Họ đã cho tôn tạo lại ngôi chùa lần nữa. Đầu năm 1999, đợt trùng tu chùa lần thứ ba được hoàn thành.
Chùa Giác Lâm có gì mà hấp dẫn du khách?
Kiến trúc độc lạ chùa Giác Lâm
Bố cục chia 3 chính điện, giảng đường, nhà trai.
Kiến trúc chùa giác lâm được coi là tiêu biểu cho lối kiến trúc của các chùa Nam Bộ. Chùa có lối kiến trúc hình chữ Tam gồm ba dãy nhà ngang nối liền nhau (không kể các nhà phụ): Chính điện, Giảng đường, Nhà trai (còn gọi là nhà Ông Giám). Tất cả đều được bố cục trên mặt hình chữ nhật.
Cổng Tam Quan
Chùa nguyên thuỷ không có cổng Tam quan (cổng tam quan chỉ mới được xây dựng vào năm 1955). Hai cổng tam quan hiện nay nằm sát đường Lạc Long Quân, xoay mặt về hướng Nam. Hai bên cột trụ Tam quan cũ có chạm khắc câu đối bằng chữ Hán. Cổng giữa (trung quan) của chùa luôn mở (các chùa khác thường đóng) với ý nghĩa ai muốn hướng đạo thì cổng chùa luôn luôn chào đón.
Cổng Nhị Quan
Cổng nhị quan trước chùa được xây dựng vào năm 1945. Với tượng hai con sư tử chầu hầu hai góc cổng, mang dáng dấp văn hoá Ấn Độ. Đầu rắn Naga cách điệu mang yếu tố Phật giáo Khmer. Chân cổng là dạng chân quỳ, hoa văn hình học, chạm nổi… Trên cổng nhị quan còn ghi những hàng chữ Hán cho biết truyền thuyết về Ô quan thái tử đời Đường. Cửa nhị quan với lá chắn bình phong ở giữa và hai cửa hai bên. Không có cổng trổ thẳng vào chính diện mang ý nghĩa theo phong tục kiêng kỵ. Không trổ cửa chính vào thẳng nhà vì cho rằng quỷ thần đi theo đường thẳng.
Kiến trúc trùng thềm điệp ốc
Cấu trúc của chùa là hai nếp nhà tứ trụ bố trí theo kiểu trùng thềm điệp ốc. Mái chùa với kết cấu gồm 4 vạt và các sống mái đều thẳng. Năm 2007, chùa bắt đầu khởi công xây dựng khu giảng đường và tăng xá. Nằm phía bên phải chùa theo hướng nhìn từ trong ra ngoài. Trước sân chùa có đặt tượng Bồ Tát Quan Thế Âm dưới bóng cây bồ đề. Cây này do ngài Narada mang từ Srilanka qua trồng vào năm 1953.
Hệ thống 56 cột to hơn một vòng tay ôm
Chính điện được xây dựng với kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ. Bên trong điện khá rộng và sâu, có 56 cột to hơn vòng tay ôm màu nâu sẫm. Cột nào cũng được chạm khắc câu đối, thếp vàng, tỉ mỉ, công phu. Giữa các hàng cột và các cửa võng cũng được thếp vàng, chạm trổ các đề tài trang trí truyền thống như tứ linh, tứ quý, hoa điểu…Trong chánh điện được bày trí theo kiểu “tiên bái Phật, hậu bái Tổ”
Kiến trúc chánh điện
Điện thờ Phật tôn nghiêm, gồm có ba bàn sắp xếp trong cao ngoài thấp dần: Bàn Di Đà, Bàn Hội đồng, Bàn Tam Bảo.
Bàn Di Đà tôn trí tượng Di Đà Tam Tôn (tính theo hàng ngang). Đức Phật A Di Đà lớn ở gian giữa, gian hai bên là Bồ Tát Quán Thế Âm (bên trái) và Bồ Tát Đại Thế Chí (bên phải). Tượng thờ Tam Thế Phật đặt theo hàng dọc. Thích Ca, hai bên có tượng Ca Diếp, A Nan và Di Lặc. Hai bên toà Cửu Long và tượng Thích Ca Đản sanh có hai vị hộ pháp (bên trái là tượng ông Ác, bên phải là tượng ông Thiện).
Trên bàn thờ Hội đồng có tượng Phạm Thiên (Ngọc Hoàng), Nam Tào, Bắc Đẩu.
Bàn thờ Tam Bảo (bàn dưới cùng của chánh điện) đặt tượng 5 vị. Ở giữa là Đức Phật Thích Ca, bốn vị bồ tát là Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền. Đây là sự kết hợp giữa hai bộ tượng Di Đà Tam Tôn (A Di Đà, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí) và Thích Ca Tam Tôn (Thích Ca, Văn Thù, Phổ Hiền). Bộ tượng 5 vị độc đáo ở chỗ được tạc dưới dạng “thượng kỳ thú” (ngồi trên mình thú). Tay bắt ấn, tay cầm bửu bối, đặt thờ trong tư thế hoằng hoá, thuyết pháp độ chúng sinh.
Hai bên vách chánh điện đặt thờ bộ tượng Thập bát La Hán, Thập điện Diêm Vương, Địa Tạng, Bồ Đề Đạt Ma, Long Vương, Quan Thánh.
Kiến trúc sau chánh điện
Đằng sau chánh điện là bàn thờ nhà Tổ, thờ các vị hoà thượng đã trụ trì tại chùa đây. Đặt đối diện với bàn thờ Tổ là các bàn thờ: Phật Chuẩn Đề, Phật A Di Đà, và sau cùng là bàn thờ Thập Điện Diêm Vương.
Phía sau gian thờ Tổ là đến khu vực giảng đường với kiểu mái nối đoại với mái chính điện. giảng đường có kết cấu và vật liệu tương tự như chính điện là nơi hội tụ các tăng sỹ từ nhiều nơi đến dự các sự kiện quan trọng trong những dịp lễ của chùa.Ở gian này, trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ được dùng làm cơ sở hậu cần, nuôi chứa cán bộ, làm công tác trinh sát nội thành. Giảng đường được nối với nhà Trai thông qua một sân Thiên Tĩnh có tác dụng lấy ánh sáng cho ngôi chùa. Nhà Trai là nơi học tập của các Tăng sỹ.
Tham quan Bảo Tháp Xá Lợi 7 tầng
Trước chùa là Bảo Tháp Xá Lợi gồm 7 tầng có hình lục giác. Tháp Xá Lợi Phật được xây dựng từ 1970 theo bản vẽ của kiến trúc sư Vĩnh Hoằng , đến năm 1975 tạm ngưng đến 1993 mới được xây tiếp, hoàn thành năm 1994 với 7 tầng, hình lục giác, cao 32,7m, diện tích hơn 600 m2, mặt hướng về phía Bắc.
Tầng dưới cùng đặt bàn thờ tượng Di Đà Tam Tôn, các tầng kế tiếp đặt thờ nhiều tượng Phật , Bồ Tát như: đức phật Thích Ca, đức Phật Dược Sư, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Chuẩn Đề, Bồ Tát Di Lặc. Tầng thứ 7 trang trí chùm đèn Cửu Long, giữa là tháp Xá lợi Đức Phật Thích Ca. Xá lợi Phật được ngài Narada mang dâng cúng cho giáo hội Phật giáo Lục Hoà Tăng Việt Nam,trụ sở đặt ở chùa, vào 24-6-1953.
Tham quan ba khu tháp mộ cổ
Một khu ở trước chùa chính, gồm 3 tháp mộ. Khu tháp mộ nằm bên phải đường vào chùa mang tên Từ Vân (tên một Hoà thượng có tháp trong khu vực này) gồm 33 tháp mộ, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX. Là khu tháp của các tu sĩ các nơi có nguyện vọng được chôn tại chùa. Khu tháp Tổ là khu tháp chính của chùa, gồm 8 tháp mộ các Thiền sư trụ trì chùa và 3 tháp mộ các hoà thượng ở các chùa khác, được xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ XIX và đầu thế kỷ XX. Cạnh đó còn có miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu.
Khám phá Hiện vật quý của chùa Giác Lâm
Chùa có 119 pho tượng (trong đó có 113 pho tượng cổ) với nhiều chất liệu khác nhau (gỗ, đồng, xi măng, thạch cao).Các pho tượng cổ nổi tiếng là pho tượng Thích Ca bằng gỗ (tượng cổ nhất ở chùa), toà Cửu Long và tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng, hai bộ tượng Thập bát La Hán, bộ tượng Ngũ Hiền (đức Phật và bốn vị Bồ tát)…Riêng bộ tượng Thập bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất cho quá trình phát triển của Phật giáo ở Nam Bộ, từ chịu sự ảnh hưởng nặng nề của phái Lâm Tế ở Trung Quốc, dần xác lập được một dòng phái mới mang đặc điểm dân tộc và hoàn toàn của người Việt.
Ngoài ra, trong chùa còn lưu giữ nhiều công trình chạm khắc gỗ:
- Bao lam chạm lộng.
- Bức hoành phi.
- Câu đối thếp vàng công phu.
- Bàn thờ và nhiều pháp khí, đồ thờ cổ…
Điểm đặc sắc trong việc trang trí ngôi chùa vào nửa đầu thế kỷ XX và còn giữ nguyên vẹn đến nay là chùa đã sử dụng 7454 đĩa kiểu cẩn dọc theo hai mặt tường của Tây đường, tháp Tổ, nóc mái… (30-11-2007, trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục: Chùa giác lâm – ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam.
Tham gia và tìm hiểu các hoạt động tại chùa Giác Lâm
Vào ngày rằm hằng tháng, đặc biệt là rằm tháng 7, lễ Vu Lan, rằm Tháng Giêng. Chùa có mở lễ hội lớn đón các tăng ni phật tử, khách thập phương hay du khách quốc tế tới hành hương. Họ thăm quan lễ chùa cầu bình an và chiêm ngưỡng nét cổ kính uy nghiêm của chùa.
Ngoài ra, khi du khách đến sớm trước giờ niệm Phật buổi sáng mỗi ngày của tăng ni, phật tử trong chùa có thể có cơ hội tham gia buổi niệm phật cùng các sư nếu có nguyện vọng.
Tìm hiểu lịch sử văn hóa giá trị xã hội của chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm là nơi chứa đựng nhiều tư liệu quý báu. Có giá trị về lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tôn giáo. Là nơi mang đến sự tự hào về nền văn hoá Phật giáo. Sự tự hào về công trình kiến trúc, những giá trị văn hoá mang lại cho đất nước.
Chùa Giác Lâm nằm ở đâu?
Tổ đình Giác Lâm (chùa Giác Lâm) toạ lạc tại số 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, Tp.Hcm. được Bộ Văn hoá – Thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hoá quốc gia vào năm 1988. Là một trong những ngôi chùa cổ nhất TP.HCM. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam.
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm là điểm thành kính với Phật lớn trong thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây thường xuyên được giáo hội Phật giáo chọn làm điểm tổ chức các nghi lể lớn. Chính vì vậy bạn nên tìm đến đây vào những rằm lể lớn như Vu Lan, Phật Tử, Phật Đảng… Vào những thời điểm này bạn sẽ được tham gia tìm hiểu và mở rộng kiến thức về Phật học. Thêm vào đó là bạn còn được cầu an cầu tài trước không khí lể hội tấp nập nơi đây.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến chùa Giác Lâm
Để đến với chùa Giác Lâm tham quan, bái Phật hay xin tranh chữ vào buổi sáng. Du khách có thể đi xe buýt hoặc xe cá nhân. Bắt xe đến địa chỉ 565 Lạc Long Quân, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Cổng chùa nằm hơi hụt vào trong so với mặt đường nên du khách cần chú ý để không bỏ lỡ. Vào sâu bên trong cổng Tam quan sẽ có chỗ giữ xe cho bạn chỉ với 5.000 đồng/lượt.
Ăn gì khi đi tham quan tại chùa Giác Lâm
Tại xung quanh khu vực Chùa Giác Lâm có bán rất nhiều món ăn chay. Bạn đến đây thành tâm hướng Phật chọn cho mình một bữa ăn không sát giới. Các quán nơi đây với đa dạng món ăn chay mang âm hưởng người Hoa. Tôi dám chắc bạn sẽ không tìm ra nơi đâu bán ngon như khu vực này.
Ở đâu khi đi tham quan chùa Giác Lâm
Hầu như các Phật tử từ các tỉnh thành đến đây lễ Phật đều dể dàng tìm được một nơi ở tốt. Giá cả nhà nghỉ và khách sạn khu vực này nằm mức bình dân. Ngay bên cạnh chùa củng có rất nhiều hộ kinh doanh nhà trọ. Cho nên bạn hoàn toàn an tâm khi đến đây thành tâm cầu Phật.
Lưu ý
Vì chùa là nơi tôn nghiêm nên những khách đến tham quan chùa cần giữ trật tự. Mặc trang phục phù hợp. Mỗi người đến thắp hương các tượng Phật trong sân chùa hãy chỉ thắp một nén hương. Theo như bảng lưu ý được dán trước cổng vào bên trong chùa.