Bắc Giang có một dãy núi huyền bí, vô vùng linh thiêng. Tây Yên Tử, một phần của dãy núi Yên Tử, nơi bao la của đất trời hùng vĩ cực kỳ tráng lệ.
Tây Yên Tử Bắc Giang thuộc quần thể di tích Phật Giáo. Nơi đây thuộc vùng đất địa linh, có nhiều danh lam thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Cao hơn rất nhiều so với những dãy núi khác, rừng rậm bao quanh, thiên nhiên kỳ thú. Có thể nói nơi đây hội tụ linh khí của đất trời, là nơi rất phù họp xây dựng chùa chiềng, tu thiền…
Giới thiệu sơ lược về núi Yên Tử
Núi Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều thuộc địa phận Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông thuộc Quảng Ninh, phía Tây thuộc Bắc Giang. Nơi đây có địa hình đan xe giữa núi, đồng bằng, trung du và là cái nôi phát triển của người Việt cổ. Nơi có một lịch sử hào hùng về đấu tranh chống giặt giữ nước của Việt Nam ta.
Hệ thống di tích lịch sử nơi đây gắn liền với chùa tháp cùng với sự kỳ vĩ núi rừng. Núi non trùng điệp, nhiều động vật sinh sống phong phú tại nơi đây, tạo nên bức tranh thắng cảnh có thể nói đẹp nhất Vịnh bắc bộ. Một số địa điểm du lịch nổi bật tại nơi đây như: Suối Mỡ, Bình Long, Khu du lịch sinh thái Đồng Thông, Chùa Vĩnh Nghiêm, Am Vãi, Hồ Bấc…
Đặc biệt, phía sườn Tây Yên Tử còn có hàng loạt các công trình di tích liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành và hưng thịnh của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử như: Chùa Vĩnh Nghiêm, Am Vãi, Hồ Bấc, Bình Long, Suối Mỡ, khu sinh thái Đồng Thông…
Nguồn gốc và lịch sử hình thanh Tây Yên Tử Bắc Giang
Nguồn gốc tên gọi Tây Yên Tử
Tây Yên Tử là điểm tham quan du lịch tâm linh được xây dựng và phát triển nhằm mục đích tái hiện con đường hoằng dương phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Nơi đây với địa thế thiên nhiên núi non hiểm trở, phù họp phát triển du lịch sinh thái. Chính quyền địa phương với chủ trương quảng bá du lịch sinh thái, tâm linh cho nên thành lập Tây Yên Tử.
Lịch sử phát triển Tây Yên Tử Bắc Giang
Trần Nhân Tông là vị vua cực kỳ tín ngưỡng Phật Giáo. Ngài từ nhỏ đã bỏ nhiều công sức mày mò tìm hiểu và còn quy y Phật Pháp để chuyên tâm tu hành. Ngài là biểu tượng hòa bình cho cả khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ.
- Vào năm 1293, vua Trần Nhân Tông chính thức nhường ngai cho con trai mình để có thời gian nghiên cứu Phật học.
- Vào năm 1299, vua Trần Nhân Tông chính thức lên núi Yên Tử để tu đạo.
- Vào năm 1038, vua Trần Nhân Tông qua đời tại núi Yên Tử và được phong cho danh hiệu là Phật Hoàng.
Đây là quá trình mà sau này hình thành nên Tây Yên Tử
Tây Yên Tử có gì mà hấp dẫn du khách
Cơ hội tìm hiểu về Phật Giáo và cuộc đời của Phật Hoàng
Đi tham quan Tây Yên Tử, việc đầu tiên bạn sẽ được biết đến là câu chuyện đi tu của nhà vua Trần Nhân Tông. Đây là vị Phật Hoàng mà có gắn liền nhiều dầu tích về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Bạn sẽ biết được nguồn gốc củng như văn hóa phong tục của phái thiền Phật Giáo.
Khám phá kiến trúc độc đáo Tây Yên Tử
Tây Yên Tử là ngôi chùa lớn với kết cấu kiến trúc cực kỳ độc lạ. Tổng thể nó được chia thành 3 khu vực riêng biệt như sau
Chùa Hạ
Chùa Hạ với khuôn viên bằng phẳng và có vị trí cực kỳ thuận lợi cho việc tham quan vui chơi. Nơi đây còn là trung tâm diễn ra các lễ hội, các hoạt động du lịch, các hoạt động tôn giáo. Với những quang cảnh tham quan như:
- Khu tái hiện Hoàng thành Thăng Long
- Công viên sinh thái
- Nhà hàng
- Trung tâm hội nghị
- Trung tâm du khách
- Bảo tàng
- Quảng trường sự kiện
- Làng tâm linh
- Ga cáp treo
- Khách sạn
- Khu nghỉ dưỡng bên suối
- Khu đi bộ cho du khách
Chùa Trung
Chùa Trung với vị trí nằm ở lưng trừng núi Yên Tử. Nơi đây chủ yếu các khu vực như đài vọng cảnh và đường đi bộ lên chùa Thượng. Song song có một đường đi song hành đó là cáp treo và một số điểm dừng chân nghỉ ngơi và mua đồ lưu niệm.
Chùa Thượng
Chùa Thượng được coi là điểm đến cuối cùng của núi Yên Tử. Đây là nơi thiền lý tưởng nhất của các phật tử.
Khám phá di tích Việt và khám phá nền văn hóa lâu đời
Tây Yên Tử được sở văn hóa du lịch phong tặng cho danh hiệu là di tích Văn Hóa Việt Nam. Chính vì vậy mà bạn tìm đến đây là bạn đang khám phá một vùng đất với nhiều phong tục tập quán cực kỳ lâu đời. Một số sự kiện văn hóa ở đây hấp dẫn không riêng gì người Việt mà còn du khách nước ngoài. Hàng năm có đến gần 1 triệu lượt khách nội địa và gần 5.000 du khách nước ngoài tìm đến khám phá.
Săn mây tại Tây Yên Tử
Tây Yên Tử được giới du lịch kháo nhau là điểm săn mây cực kỳ đẹp. Bạn không cần phải thức dậy sớm hay chờ chiều sụp tối. Bạn đến đây vào bất kỳ thời gian nào, ngay tại chùa Thượng nó được bao quanh bởi rất nhiều mây trắng. Bạn có thể sờ tay vào nó hoặc đứng chụp ngay cho mình những tấm ảnh cực độc.
Khám phá cánh đồng cỏ lau tuyệt đẹp tại Tây Yên Tử
Bỏ qua sự quyến rủ bởi văn hóa bởi lịch sử. Tây Yên Tử còn hấp dẫn du khách bởi cảnh quan siêu đẹp. Tại đây có một cánh đồng cỏ lau với thiên nhiên xanh mát ngút ngàn. Cánh đồng này đã làm mê mẫn bao nhiêu bạn trẻ đến đây du lịch.
Tham quan vạn lý trường thành Việt Nam
Tại Tây Yên Tử có một bức tường thành cực kỳ to lớn mà nhiều du khách so sánh với vạn lý trường thành Trung Quốc. Đây là một bức tường mô tả lại lại di tích triều đại nhà Trần thời xa xưa. Tuy nhiên vô tình nó là điểm nhắm đến của các tay săn ảnh chuyên nghiệp. Nhiều người đến đây xong kháo nhau rằng: nếu mà chưa chụp hình ở đây thì đi Tây Yên Tử chả còn ý nghĩa gì cả.
Thiên đường chụp ảnh check in sống ảo
Với cánh đồng cỏ lau, với vạn lý trường thành, với những đám mây bay cuồn cuộn trong gió… Tất cả đều là những cảnh mà sống ảo tuyệt với nhất. Tuy nhiên Tây Yên Tử không chỉ có thế, nó còn tạo ra một cổng trời thật đẹp để các bạn tha hồ check in.
Đến đây bạn chỉ cần bạn diện một set đồ thật độc và đẹp là bạn sẽ có một seri hình làm bạn ngất ngây đất trời.
Tây Yên Tử Bắc Giang nằm ở đâu?
Bắc Giang thuộc khu vực phía Bắc, cách Hà Nội 50km về phía Đông. Tây Yên Tử là một hệ thống di tích lịch sử văn hóa lâu đời. Tây Yên Tử nằm ở phí Tây Núi Yên Tử thuộc địa phận Bắc Giang. Nơi đây là gốc khai sinh ra Trúc Lân Yên Tử phái của nhà Trần, và được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Giá vé và chi phí đi cáp treo ở Tây Yên Tử Bắc Giang
- Hệ thống cáp treo Tây Yên Tử có hai nhà ga. Có chiều dài 2km với 45 cabin, mổi cabin chứa được 8 người. Công suất vận chuyển gần 2.000 khách/1 giờ.
- Giá vé cáp treo Tây Yên Tử – Bắc Giang. Vé khứ hồi : 260.000 đồng/khách. Vé 1 chiều: 150.000 đồng/khách.
- Giá vé xe điện lưu thông nội bộ là 10.000 đồng / khách
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan Tây Yên Tử
Mùa xuân và mùa hè là khoảng thời gian thích hợp nhất để đi du lịch đến đây. Thời gian này có nhiều lể hội văn hóa với các hoạt động đặc sắc đa dạng về sắc tộc. Du khách có thể tham quan thắng cảnh, khám phá bản sắc dân tộc riêng tại nơi đây. Khí hậu lúc này cực kỳ mát mẻ, mây mù rất nhiều tha hồ mà săn mây.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến Tây Yên Tử
Vì khoảng cách địa lý không xa so với Hà Nội, chỉ hơn 50km hành trình. Cho nên có rất nhiều cách di chuyển đến đây.
- Xe khách: Bạn bắt xe từ bến Mỹ Đình hoặc Giáp Bát. Lúc nào củng có xe di chuyển về Bắc Giang. Đến Bắc Giang bạn đón xe buýt số 7 là có thể đến được Tây Yên Tử.
- Xe máy: Với hành trình ngắn, phượt xe máy luôn được là lựa chọn hàng đầu của các du khách gần xa. Bạn xuất phát từ Big C, đi theo đường Tâm Linh đến ngã ba giao Lục Nam, Tâm Linh các bạn sẽ thấy có biển chỉ dẫn đi đến Tây Yên Tử.
Các bạn đi theo link hướng dẫn sau: Đường đi đến Tây Yên Tử
Ăn gì khi đi tham quan Tây Yên Tử
Tây Yên Tử Bắc Giang vẫn chưa phát triển nhiều điểm phục vụ nhu cầu ăn uống trong quá trình tham quan. Chính vì vậy để tiện ích, các bạn phải mang theo thức ăn dự phòng. Sau khi tham quan chúng ta có thể di chuyển đến các quán gần dưới chân núi Yên Tử. Tại đây các quán bán rất nhiều đặc sản với giá cực kỳ bình dân. Chi phí cho một món ăn không quá 40.000 đồng – 100.000 đồng.
Ở đâu khi đi tham quan Tây Yên Tử
Tại Tây Yên Tử không cho lưu trú quá đêm. Chính vì vậy bạn nên tìm những điểm lưu trú gần đó để dừng chân nghỉ dưỡng. Bạn có thể tham khảo một số khách sạn sau:
- Legacy Yên Tử – MGallery
- Nhà nghỉ Ngọc Yến
- Khách sạn Thanh Lịch
- Minh Anh Hotel
Lưu ý:
- Nên đi theo nhóm từ 4-6 người. Vì ở đây có khá nhiều rừng rậm, nên không khuyến khách du khách đi một mình.
- Mặc quần áo thể thao, mang giầy bata hoặc sport. Mang theo dụng cụ vệ sinh cá nhân, và các phụ kiện y tế cần thiết.
- Tốt nhất nên chuẩn bị một ít lương khô có thể chống đói nhất thời khi cần thiết.
> Xem thêm video về Tây Yên Tử tại đây các bạn nhé: