Sóc Trăng là địa phương có rất nhiều ngôi chùa đẹp mang phong cách Khmer. Người dân ở đây thành tâm hướng Phật, cho nên số lượng Phật tử nơi này khá đông. Tuy nhiên bạn sẽ biết tìm đâu một ngôi chùa độc đáo mang âm hưởng kiến trúc Khmer để mà tham quan đây?
Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng phải công nhận là một ngôi chùa rất đẹp. Bằng chứng là các bạn có thể lướt một vòng trên các mạng xã hội là có thể thấy rõ mồm một. Nó được Phật tử thành tâm cầu khẩn ngoài sự linh thiên mà còn là ngôi chùa có lối kiến trúc độc đáo. Chính vì vậy mà bạn đến đây tha hồ chụp hình check in với những phông nền tuyệt vời.
Giới thiệu sơ lược về Chùa Chén Kiểu
Chùa Chén Kiểu thuộc hệ thống chùa Khmer Nam Bộ tại Sóc Trăng. Chùa được biết đến là một trong số những ngôi chùa có phong cách kiến trúc độc nhất vô nhị tại miền tây. Chùa còn có cái tên gọi khác là Wath Sro Loun, đây là cách phát âm theo người Khmer. Chùa thuộc phái Nam tông và là một trong ba ngôi chùa lớn nhất tỉnh Sóc Trăng.
Nguồn gốc tên gọi và lịch sử hình thành Chùa Chén Kiểu
Nguồn gốc tên gọi
Thuở xưa người ta hay gọi chùa với cái tên Khmer thân thuộc là Wath Sro Loun. Tuy nhiên gọi ngắn gọn nhất là chùa Sà Lôn theo phiên âm hán Việt. Hai chữ Sro Loun lại có nguồn gốc từ chữ Chro Luong. Đây là tên của một con rạch chạy dọc theo đường làng ở cạnh ngôi chùa. Và cái tên Sà Lôn bắt nguồn từ thuở ấy. Tuy nhiên sau nhiều lần sữa chữa cải thiện. Chùa xây dựng mới và chọn nguyên liệu xây dựng toàn là chén bát. Cho nên người dân này bắt đầu gọi bằng cái tên là chùa Chén Kiểu. Ý nghĩa là ngôi chùa do dùng những mảnh chén, đĩa sứ ốp lên tường để trang trí.
Lịch sử hình thành
Năm 1815 Chùa Chén Kiểu được xây dựng với vật liệu chủ yếu là bằng lá. Vào năm 1969 chùa bị hư hỏng nặng do chiến tranh gây ra. Lúc bấy giờ Trụ Chì Tăng Đuch – Trụ trì đời thứ 9 của chùa đã cho xây mới hoàn toàn. Các hạng mục xây dựng bao gồm: Chánh điện, sala, nhà Tăng, nhà để sách kinh, khu tháp… bằng vật liệu kiên cố. Vào năm 1980 Chùa được khánh thành, nhưng còn hạn chế về kinh phí nên mọi người dùng dùng chén dĩa kiểu để trang trí phần sau ngôi chánh điện. Và cái tên Chùa Chén Kiểu bắt nguồn từ đó. Vào ngày 20/11/2012 chùa d 9a4 được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
Chùa Chén Kiểu có gì mà hấp dẫn du khách?
Nét độc đáo đặc sắc từ kiến Trúc ngôi Chùa Chén Kiểu
Sự lôi cuốn từ kiến trúc bên ngoài ngôi chùa
Chùa Chén Kiểu được chia ra làm nhiều khu vực khác nhau để gây ấn tượng du khách ngay cái nhìn đầu tiên. Tuy nhiên đáng chú ý nhất vẫn là bốn phần quan trọng sau đây:
Cổng chùa
Trước cổng Chùa người ta trang trí hai con sư tử trên bệ cao hướng mặt ra đường lớn. Phía bên trên cổng, họ cho xây dựng ba ngôi tháp xây theo kiến trúc chùa Khmer truyền thống. Kế đó là hai bảng hiệu tên tiếng Việt Chùa Chén Kiểu và tên tiếng Khmer. Có thể nói với cách thiết kế này, ngôi chùa đã lôi cuốn sự tò mò của du khách ngay từ bước đầu tiên vào chùa.
Chánh Điện
Chánh điện là khug trung tâm, nên được tổ chức xây dựn là một tòa nhà lớn. Xung quanh chánh điện được ốp bằng gạch men rất đẹp. Chánh điện không thoát được lối kiến trúc chùa Á Đông cho nên vẫn được xây theo dạng tam cấp. Bên trên phân cấp ba nếp khác nhau. Lớp ngoài lớn, nếp bên trong nhỏ dần vào trong và trên cùng là nếp hình tam giác. Bên trong chánh điện là bàn thờ Phật Thích Ca rất lớn. Bên trên mái là hình vẽ về cuộc đời của Phật Thích Ca từ khi sinh ra đến khi niết bàn thành Phật.
Khám phá khuôn viên cực kỳ rộng rãi của Chùa Chén Kiểu
Chùa Chén Kiểu mang đậm nét kiến trúc của các chùa Khmer . Chính vì vậy mà khuôn viên chùa khá rộng và được trang trí nhiều cây xanh cao vút quanh khuôn viên. Ở giữa sân là một cột cờ là hình tượng rắn thần Nagar xòe năm đầu. Đây là biểu tượng cho sự linh thiêng của một con vật từng che mưa cho đức Phật khi ngày thiền tọa.
Sân sau Chùa Chén Kiểu
Phía sau là khuôn viên rộng lớn là dãy nhà lá cho các sư trẻ tuổi học Phật và tu thiền. Ở đó còn có công trình giảng đường hai tầng được xây dựng mô phỏng theo các trường học ở Việt Nam. Bên trong giảng đường trang trí bàn ghế và bảng đen để tiện việc giảng dạy.
Kiến trúc độc đáo kỳ lạ từ bên trong ngôi chùa
Chính vì phần hồn của Chùa Chén Kiểu mang nặng âm hưởng chùa Khmer. Cho nên kiến trúc bên trong ngôi chùa này đó là chùa được xây dựng bằng những nguyên liệu hoàn toàn là sành và sứ. Rất nhiều Phật tử quyên góp chén bát dĩa cũ để trang trí cho ngôi chùa. Củng nhờ vậy mà chùa ngày nay nổi tiếng với lối trang trí lạ mắt này.
Cơ hội tìm hiểu những truyền thuyết lỳ kỳ tại Chùa Chén Kiểu
Truyền thuyết về chiếc giường bí ẩn
Đây là chiếc giường ngủ thất lạc của Công Tử Bạc Liêu với nhiều câu chuyện bùa ám ly kỳ. Hiện chiếc giường đang được trưng bày ở đây cùng các bộ bàn ghế bị đánh cắp. Tất cả hầu như được mang đi bán lại cho rất nhiều chủ khác nhau. Tuy quý hiếm nhưng chúng vướng phải một lời nguyền về làm ăn và mệnh cách. Cho nên ai làm chủ của nó sẽ tán gia bại sản và bệnh tật liên miên. Chính điều này đã khiến người chủ cuối cùng mang đi hiến tặng cho Chùa Chén Kiểu để giải nạn. Giá trị chiếc giường rất cao, hiện đang được định giá hơn 20 tỷ đồng Việt Nam.
Tham quan xác 2 vị trụ trì được lưu giữ tại chùa
Với quan niệm tâm linh của người Khmer, thì phần xác chỉ là vỏ bọc bên ngoài, phần hồn mới quan trọng. Phần hồn là phần nói lên sự thanh cao tâm hồn thanh khiết của con người. Tại Chùa Chén Kiểu còn có trưng bày xác của 2 vị hòa thượng trụ trì. Tất cả Phật tử đều xem 2 cái xác này là xá lợi và thờ tự trong ngôi miếu linh thiêng. Bạn có thể đến xem và cầu nguyện, và đã có rất nhiều câu chuyện cầu gì được nấy từ hai viên xá lợi này.
Khám phá cổ vật Chùa Chén Kiểu
Chùa Chén Kiểu có rất nhiều cổ vật quý giá đang được trưng bày và lưu trữ tại đây. Nhưng có lẻ quý báu nhất vẫn là hàng vạn chén kiểu được ốp trên các công trình kiến trúc. Nó chính là điểm nhấn thể hiện nét văn hóa độc đáo, tinh tế và sáng tạo của người xưa. Củng là sự lôi cuốn ly kỳ hàng trăm nghìn du khách thập phương đến đây. Hơn hết là nó nói lên cái tinh thần đoàn kết của những người dân thời xưa. Họ đồng lòng góp nhặt để xây dựng ngôi chùa kính Phật lớn như thế này.
Chùa Chén Kiểu cầu gì được nấy
Câu chuyện cầu gì khấn gì củng xin được tại ngôi chùa ngày càng lan xa truyền rộng. Hiện nay Chùa Chén Kiểu không còn đón tiếp Phật Tử Sóc Trăng, mà còn là điểm đến của Phật Tử Miền Tây. Chính những người con Phật đến đây thành tâm cầu khẩn đã đạt được ước nguyện mà lan truyền. Cho đến nay vào những ngày lễ lớn, chùa gần như quá tải tiếp đón du khách thập phương đến đây cầu nguyện. Còn bạn thì sao? bạn đang có nguyện vọng gì? bạn thấy có nên đến đây thử một lần xem sao bạn nhé!
Chùa Chén Kiểu điểm check in sống ảo mới tại Miền Tây
Đối với những bạn yêu thích phượt và chụp ảnh thì Chùa Chén Kiểu là một điểm đến không thể bỏ ngỏ. Check in theo kiểu Campuchia, Myanmar với kinh phí hạt dẻ vi vu nội địa Việt Nam. Nơi đây mang đầy dấu ấn ngoại và cho nhiều góc chụp ngoại. Giới sống ảo không thể bỏ qua nơi này khi tìm đến với Sóc Trăng. Mọi nơi môi góc trong chùa đều có những background lung linh khác nhau. Dĩ nhiên nó mang lại cho bạn những bức ảnh nghìn triệu like.
Chùa Chén Kiểu nằm ở đâu?
Chùa Chén Kiểu tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Chùa nằm ngay quốc lộ 1A, trên đường Sóc Trăng đi Bạc Liêu. Chùa cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km.
Giá vé và chi phí tham quan Chùa Chén Kiểu
Chùa Chén Kiểu mở cửa miễn phí cho các Phật tử đến đây thành tâm hướng Phật. Chùa chỉ thu phí gửi xe không quá 5.000 đồng / chiếc. Tuy nhiên chùa cần kinh phí hoạt động và tu sữa bào trì. Cho nên nếu bạn đến tham quan chụp ảnh xong, bạn hãy ủng hộ chùa một ít kinh phí. Có rất nhiều thùng tùy tâm để trong khuôn viên ngôi chùa. Cái này hoàn toàn là tự nguyện chứ không ép buộc.
Thời gian đẹp nhất để đi tham quan Chùa Chén Kiểu
Bạn nên đi vào mùa xuân để có cơ hội tham gia các lễ hội tại chùa. Mùa này phật tử khắp nơi sẽ ghé thăm Chùa Chén Kiểu tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, náo nhiệt. Hoặc đi vào dịp lễ Phật Đảng, bạn sẽ thấy sự hoành tráng và nhộn nhịp của ngôi Chùa.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến Chùa Chén Kiểu
Để đi đến được Chùa Chén Kiểu bạn cần di chuyển đến thành phố Sóc Trăng trước. Ở đây giao thông thuận lợi, nhưng chỉ có một phương tiện duy nhất đi đến là đường bộ. Nếu các bạn ở xa có thể di chuyển bằng phương tiện máy bay. Tiện lợi nhất là mua vé bay thằng đến Cần Thơ, sau đó di chuyển về Sóc Trăng. Sau đây mình giới thiệu các bạn cung đường từ thành phố Hồ Chí Minh đi đến Sóc Trăng.
Từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Sóc Trăng
Xe khách
Bạn bắt đầu xuất phát từ bến xe miền Tây hoặc các trạm xe trên đường Lê Hồng Phong. Các bạn mua vé chọn điểm đến là bến xe Sóc Trăng nằm gần ngay trung tâm thành phố. Chi phí hành trình khoảng 130.000 đồng/người với tổng thời gian hành trình 5 giờ đồng hồ.
Xe máy
Phương tiện di chuyển này thì dành cho các phượt thủ. Cái lợi phương tiện này vừa ngắm cảnh vừa hóng gió mát. Các bạn cứ theo tuyến Quốc Lộ 1A, sau đó chạy qua Long An. Tiếp đến di chuyển qua Vĩnh Long, rồi đến Cần Thơ là đến thành phố Sóc Trăng.
Từ Sóc Trăng đến Chùa Chén Kiểu
Từ trung tâm thành phố Sóc Trăng, bạn di chuyển trên đường Trần Hưng Đạo. Đi khoảng một đoạn hơn 9km bạn sẽ nhìn thấy Chùa Chén Kiểu.
Ăn gì khi đi tham quan Chùa Chén Kiểu?
Tại Chùa Chén Kiểu có rất nhiều hàng quán đồ chay bán xung quanh ngôi chúa. Ngoài ra bạn còn có thể thưởng thức thêm nhiều món đặc sản của Sóc Trăng được bán ở đây. Các món ăn ngon chi phí lại không cao cho nên bạn hoàn toàn yên tâm không lo chặt chém.
Ở đâu khi đến Chùa Chén Kiểu?
- Khách sạn Satraco Royal – Địa chỉ: 198 Văn Ngọc Chính, Phường 3, Phường 3, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
- Thien An Hotel Soc Trang – Địa chỉ: 593 Trần Hưng Đạo, Phường 3, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
Lưu ý
Vì Chùa Chén Kiểu là chốn kính Phật linh thiêng, cho nên các bạn nhớ ăn mặc kín đáo khi đến đây. Đây là ngôi chùa được mệnh danh là đẹp và nhiều góc sống ảo nhất. Cho nên bạn nhớ chuẩn bị máy ảnh để làm ngay cho mình một bộ ảnh để đời bạn nhé.