Áo dài Việt Nam là nét đẹp văn hóa và là niềm tự hào của dân tộc Việt. Nó cực kỳ đẹp khi được khoác lên trên người phụ nữ Việt Nam. Khi ấy nó mới toát lên hết vẻ thướt tha, dịu dàng, đường cong của cơ thể của một người phụ nữ. Nó tôn lên một cách quyến rủ kín đáo mà khó có trang phục nào khác có thể làm được.
Bảo tàng áo dài Việt Nam là điểm tham quan hấp dẫn nhất tại Sài Gòn hiện nay. Du khách trong và ngoài nước đang ngày một tấp nập tìm đến đây. Một số thì tham quan và chiêm ngưỡng hàng trăm mẫu áo dài khác nhau trải qua hơn 300 năm lịch sử. Một số thì chụp hình check in sống ảo với những mẩu áo dài ấy.
Giới thiệu sơ lược về bảo tàng áo dài Việt Nam
Bảo tàng áo dài nó được ví như Hội An thu nhỏ với rất ít người biết đến. Nơi đây là nhà trưng bày các mẫu áo dài với khoảng 300 mẫu.
Khách đi du lịch tham quan nơi đây sẽ được tìm hiểu nguồn gốc và sự phát triền của chiếc áo dài. Và biết được sự hưng thịnh của nó qua từng giai đoạn lịch sử.
Tại bảo tàng áo dài, những chiếc áo dài được trưng bày theo trình tự phát triển thời gian. Đảm bảo bạn sẽ mê mẩn và thán phục tài năng người Việt mình qua từng chiếc áo.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành bảo tàng áo dài TPHCM Việt Nam
Bảo tàng Áo Dài TP HCM Việt Nam ra đời từ ý tưởng và công phu sáng tạo của nghệ sỉ Sỹ Hoàng. Ông vừa là họa sỹ và là nhà thiết kế thời trang nổi tiếng ở Việt Nam. Trong suốt hơn 10 năm ông đã nuôi ý tưởng xây dựng bảo tàng trên nền tảng của khu nhà vườn Long Thuận. Với mong muốn tôn vinh giá trị Việt, giúp giới trẻ và khách du lịch có cái nhìn chi tiết hơn về bộ quốc phục Việt Nam. Đây là bảo tàng hoàn toàn tư nhân, mang kiến trúc truyền thống, có màu sắc thiền – tịnh.
Đây là bảo tàng thứ 12 tại TP HCM.
Bảo tàng áo dài Việt Nam có gì mà hấp dẫn du khách?
Lối kiến trúc thiết kế độc đáo có một không hai của bảo tàng áo dài Việt Nam
Công trình là một trong hai bảo tàng tư nhân của TP HCM.
Kiến trúc chính trưng bày của bảo tàng áo dài là một ngôi nhà dài. Nhà trưng bày của bảo tàng rộng khoảng 200 m². Nó được thiết kế theo kiểu nhà dài với hệ khung gỗ và mái ngói âm dương. Bảo tàng là nơi trưng bày khoảng 300 mẫu áo dài. Bên phải (theo lối vào) giới thiệu lịch sử áo dài qua từng thời kỳ. Bên trái là các bộ áo dài gắn với những người phụ nữ Việt Nam có những đóng góp lớn trong các lĩnh vực chính trị – xã hội ở thế kỷ 20.
Lối vào bảo tàng áo dài
Ngay lối vào là chiếc áo dài trong cung đình của vương triều Nguyễn vào thế kỷ 19 được phục dựng lại. Hai phía tường theo chiều dài nhà là không gian trưng bày chính. Bên phải (theo lối vào) là trưng bày lịch sử áo dài với những bộ áo dài qua từng thời kỳ.
Không gian triển lãm áo dài
Không gian Nhà triển lãm áo dài, trưng bày những bộ sưu tập, những thiết kế mới về áo dài. Công trình có cấu trúc của một nhà sàn, với hệ kết cấu gỗ toàn bộ
Nhà từ đường
Nhà từ đường – Nhà thờ tổ nghề may có kiến trúc mang âm hưởng kiến trúc Huế
Khu lưu niệm và nhà nghỉ
Khu lưu niệm và nhà nghỉ khách gợi bóng dáng phố cổ Hội An
Không gian nhà vườn tại bảo tàng áo dài
Không gian Bảo tàng Áo dài – Nhà vườn Long Thuận mở ra với thiên nhiên, mang đậm dấu ấn kiến trúc và văn hoá truyền thống Việt Nam
Điểm tham quan tìm hiểu lịch sử văn hóa nước Việt Nam
Những chiếc áo dài được trưng bày trong không gian sang trọng. Máy lạnh sẽ được bật liên tục vào buổi sáng để bảo quản độ bền đẹp cho áo dài, và sẽ tắt đi vào buổi tối. Dưới mỗi mẫu áo dài đều có một chiếc bảng ngắn giới thiệu sơ qua những thông tin cơ bản như tên gọi, chất liệu, thiết kế, lịch sử ra đời..
Ngoài ra ở đây còn có một hướng dẫn viên du lịch thuyết minh về lịch sử, văn hoá, nguồn gốc ra đời. Kể cả những câu chuyện thú vị xoay quanh từng mẫu áo dài và cả khung cảnh của bảo tàng nơi đây. Chi phí thuê hướng dẫn viên bạn không cần lo lắng vì đã được bao gồm trong giá vé vào cửa.
Chiêm ngưỡng bộ sưu tập hơn 300 mẩu áo đang được trưng bày tại bảo tàng áo dài Việt Nam
Đến với bảo tàng, bạn sẽ thấy một gian phòng gỗ bày các kiểu áo dài Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Rất nhiều mẩu từ truyền thống, thổ cẩm cho đến áo dài cách tân như ngày nay.
Ngoài ra, ở đây còn trưng bày các áo dài của những bậc “nữ cường nhân”. Những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử được trao tặng lại cho Bảo tàng áo dài TPHCM Việt Nam.
Áo dài múa nhạc cung đình Huế
Những bộ áo dài cho cả nam và nữ mặc trong lúc biểu diễn nhã nhạc cung đình Huế.
Áo dài Le Mur
Chiếc áo dài Le Mur đã có phần mục nát. Nó chính là kỷ vật tình yêu của một đôi vợ chồng từ năm 1940. Và nó từng được chôn giấu qua chiến tranh loạn lạc. “Le Mur” là cách dịch sang tiếng Pháp của họa sĩ Nguyễn Cát Tường.
Áo dài tứ thân
Vào thập niên 30, họa sĩ Nguyễn Cát Tường đã thực hiện một cải cách quan trọng. Đó là trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau như ngày nay.
Áo dài phụ nữ miền Nam mặc vào thập niên 1950
Áo dài của các nhân vật lịch sử và nghệ sĩ
Áo dài Anh hùng Nguyễn Thị Định
Áo dài của nữ tướng – anh hùng Nguyễn Thị Định, cùng bức tượng bán thân của bà.
Áo dài Nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình và Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa
Chiếc áo dài bên trái từng được nhà ngoại giao Nguyễn Thị Bình mặc. Bên cạnh là áo dài của nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa.
Áo dài Nghệ sĩ Phùng Há và Bạch Tuyết
Từ trái qua là hai bộ áo dài của nghệ sĩ Phùng Há và Bạch Tuyết, hai người nổi tiếng trong bộ môn nghệ thuật cải lương.
Áo dài tôn giáo
Nơi đây còn trưng bày những chiếc áo dài của các đạo Phật, Cao Đài, Công giáo… Tất cả được trưng bày rất đẹp, phong phú. Nó giúp các bạn hiểu thêm về sự phát triển của trang phục truyền thống Việt Nam.
Kiểu mẫu áo dài nghệ thuật – hiện vật áo dài gốm, thực hiện năm 2010
Đây là bộ áo dài mẩu cho các chương trình lễ hội lớn tại Việt Nam
Trải nghiệm tự tay làm áo dài tại bảo tàng áo dài Việt Nam
Ngoài tham quan tìm hiểu áo dài Việt Nam. Các bạn còn được trải nghiệm thú vị đó là tự làm những chiếc áo dài cho riêng mình. Bạn sẽ được hướng dẫn cặn kẻ về quy trình làm áo dài chi tiết từ khâu thiết kế, cắt may, vẽ và thêu trên tà áo.
Chụp ảnh check in sống ảo tại bảo tàng áo dài TPHCM Việt Nam
Bảo tàng áo dài TPHCM Việt Nam được xây dựng theo cấu trúc Sài Gòn xưa của người Việt. Nơi đây hội tụ những chiếc cầu gỗ nhỏ xinh bắt qua làng, bến thuyền lặng lẽ. Bạn sẽ tìm thấy những Vọng nguyệt trà, Ngũ Hành Miếu, các khu nhà nghỉ cổ xưa…
Bạn có cảm thấy mình y như lạc vào Phố Cổ Hội An hay không?
Nơi đây bạn có thể ở lại đêm để trải nghiệm chụp hình. Bạn sẽ tìm thấy các dụng cụ trong gian bếp cổ xưa như nồi niêu bằng đất sét.
Bạn thồ sống ảo và check in với những tấm hình sinh động như đang sống vào thời cổ xưa.
Bạn còn có thể thuê những chiếc áo dài qua các thời kỳ mà chụp ảnh. Hoặc bạn cũng có thể chuẩn bị hoặc mặc sẵn những trang phục bạn thích từ nhà để chụp.
Bảo tàng áo dài TPHCM Việt Nam cũng là một trong số những địa điểm được các cặp đôi chọn chụp hình cưới. Cùng với bộ áo dài cưới bạn sẽ có được rất nhiều tấm ảnh đẹp để lưu lại khoảnh khắc tuyệt vời của lứa đôi.
Nó chính xác là không gian sẽ lưu lại cho bạn những tấm ảnh để đời cho thanh xuân của bạn.
Bảo tàng áo dài TPHCM Việt Nam nằm ở đâu?
Bảo tàng áo dài này nằm tại số 206/19/30 Long Thuận, Long Phước, Quận 9, Hồ Chí Minh. Đến tham quan nơi dây các bạn như được lạc vào không gian cổ xưa đất Việt. Khủng cảnh ở đây nổi tiếng với vẻ đẹp trầm mặc, yên bình chốn thôn quê. Cách trung tâm Sài Gòn khoảng chỉ 30 phút lái xe.
Ngoài tham quan tìm hiểu, các bạn còn được thư giãn hít thở thứ không khí khác hẳn với sự ngột ngạt của thành thị. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động ngoài trời lý thú. Ở đây còn có khu vực dành riêng cho các bạn nhỏ thỏa sức sáng tạo và tìm hiểu về áo dài. Thưởng thức những món ẩm thực đặc sản chuẩn Nam Bộ.
Giá vé vào cổng bảo tàng áo dài TPHCM Việt Nam
Giá vé vào cổng: đối với người lớn là 100.000 đồng. Nếu bạn nào là sinh viên thì khi đi nhớ mang theo thẻ sinh viên, sẽ được giảm giá vé vào cổng chỉ còn 30.000 đồng. Trẻ em dưới 6 tuổi và người trên 70 tuổi được miễn phí. Bảo tàng áo dài mở cửa từ 8h00 đến 17h00 mỗi ngày.
Thời điểm đẹp nhất đi tham quan bảo tàng áo dài TPHCM Việt Nam
Mùa hè này là thời điểm đẹp nhất để đưa gia đình và bạn bè đến đây. Vì nơi đây ngoài tìm hiểu nết đẹp văn hóa, còn chụp hình sống ảo, và sinh hoạt ngoại khóa rất tốt.
Đây có thể nói là điểm đến vừa thư giãn vừa bổ ích cho mọi người vào dịp hè.
Đường đi và phương tiện đến bảo tàng áo dài TPHCM Việt Nam
Để đến nơi đây có rất nhiều phương tiện và cách di chuyển. Tuy nhiên, bạn có thể chọn lựa phương tiện di chuyển như sau:
Xe máy
Cách này dành cho các bạn sống gần trung tâm TP HCM. Đây là cách tiện lợi nhất để di chuyển đến bảo tàng áo dài vì nó nằm tại Quận 9, gần trung tâm TP HCM. Đi từ nhà thờ Đức Bà đến Quận 9, bạn sẽ mất khoảng 30 phút để tới nơi. Khi đến gần vào bảo tàng, bạn sẽ phải đi qua một con hẻm nhỏ. Đường vào đây khá xấu, nên bạn nên di chuyển chậm rãi, cẩn thận để tránh va chạm và nguy hiểm tới người xung quanh.
Xe buýt
Đây là phương tiện đang được khuyên dùng nhất. Vì nó vừa thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí nhất. Bạn có thể bắt xe buýt số 88 từ chợ Bến Thành để đến đây.
Xe taxi
Nếu bạn đi đến bảo tàng áo dài theo nhóm nhỏ khoảng 6-7 người. Thì phương tiện này là tốt nhất và an toàn nhanh chóng. Tuy nhiên chi phí giá xe taxi sẽ cao hơn so với các phương tiện khác.
Ăn gì ở bảo tàng áo dài Việt Nam
Bảo tàng áo dài Việt Nam nằm ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Nó thuộc địa phận quận 9 cho nên rất ít nhà hàng ăn uống tại đây. Trong khuôn viên bảo tàng có kinh doanh một vài món ẩm thực nam bộ. Tuy vậy nó không quá nhiều để bạn ăn uống thỏa thích. Chính vì vậy đến đây bạn chỉ có thể tham quan chụp anh nhanh trong ngày. Nếu bạn muốn ăn uống qua buổi không có cách nào khác là tự mang theo thức ăn. Tuy nhiên hãy dọn dẹp sạch sẽ để giữ gìn cho bảo tàng luôn sạch đẹp.
Ở đâu khi đi tham quan bảo tàng áo dài Việt Nam
Tại bảo tàng áo dài Việt Nam không khuyến khích lưu trú qua đêm tại đây. Chính vì vậy nếu bạn muốn ở lại chỉ có thể di chuyển về quận thủ đức cách đó chưa đầy 5km. Tại thủ đức có đa dạng hệ thống khách sạn và nhà nghỉ với nhiều loại giá. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy được cho mình một nơi lưu trú phù họp với kinh tế của mình.
Lưu ý
- Bạn cần chuẩn bị thức ăn khi quyết định tham quan nơi đây. Vì tại đây gần như không có khu đồ ăn.
- Thời điểm đẹp nhất là cuối tuần, du khách đông, nên sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu chu đáo hơn.
- Nếu bạn muốn chụp hình thì đi vào giữa tuần, du khách ít tha hồ mà check in
- Bạn có thể tìm hiểu về bảo tàngtrước trang Facebook với tên tài khoản là “Bảo tàng áo dài Việt Nam”.
- Bạn lưu ý nói khẽ, chụp hình có văn hoá và giữ gìn cảnh vật chung xung quanh.
Bạn tham khảo thêm clip video sau: