Dinh Cậu Phú Quốc không chỉ là biểu tượng của tín ngưỡng dân gian. Mà còn mang khát vọng của những con người ngày đêm vươn khơi bám biển. Ai có thiên hướng bị thu hút bởi yếu tố tâm linh thì nên một lần đến với Dinh Cậu Phú Quốc. Nghe những câu chuyện ly kỳ ở hòn đảo Phú Quốc nơi cuối cùng tổ quốc.
Địa điểm du lịch Dinh Cậu Phú Quốc nằm ở đâu?
Dinh Cậu còn có tên là Miếu Dinh Cậu Phú Quốc nằm ở vị trí trung tâm đảo Ngọc. Thuộc thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nằm trên ghềnh đá ở cửa sông Dương Đông. Cách sân bay Phú Quốc khoảng 10 km. Cách thành phố Hồ Chí Minh gần 400 km.
Bài viết giới thiệu về Dinh Cậu Phú Quốc
Đi qua 29 bậc thang bằng đá là lên đến Dinh Cậu Phú Quốc. Trên đường lên dinh có một miếu Thổ Thần nhỏ được xây dựng. Sân dinh có đặt bàn thờ ông Thiên, hành lang với những cột đúc bằng xi măng. Được trang trí với những câu liễn bằng chữ Hán được xây nổi. Mặt chính của dinh hướng về phía biển cả bao la. Trước mặt là ngọn hải đăng hằng đêm toả sáng soi cho người dân chài.
Dinh thờ Chúa ngọc nương nương và thờ tượng hai Cậu (cậu Tài và cậu Quý). Đây là những thần được cho là bảo vệ ngư dân vùng biển đảo từ xưa. Mỗi một ngóc ngách của dinh mang nét cổ kính rêu phong giống với kiến trúc đình chùa miền Bắc.
Không sai so với những lời đồn đại, Dinh Cậu Phú Quốc tọa lạc trên một ghềnh đá có hình thù kỳ lạ vương ra biển. Đứng trước biển sóng ngày qua ngày, dù nắng gió, bão bùng vẫn hiên ngang. Hình ảnh Dinh Cậu nép mình dưới tán cây cổ thụ lâu năm hiện ra nhuốm màu huyền bí. Điều kỳ bí này khiến ai cũng tò mò được khám phá dinh và muốn biết về những câu chuyện đầy tính tâm linh nơi đây.
Lễ hội tại Dinh Cậu Phú Quốc
Còn được gọi là lễ cúng kỳ yên Dinh Cậu, lễ hội được diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 10 âm lịch hằng năm. Ngư dân thắp hương, khấn vái cầu cho một năm yên lành, được mùa cá tôm. Lễ được tổ chức trang nghiêm trong khuôn viên Dinh Cậu Phú Quốc. Các nghi thức lễ như lễ nghinh cậu, lễ yết cậu, lễ chánh tế… Tất cả được tiến hành vào các giờ nhất định trong hai ngày.
Phần náo nhiệt nhất của lễ hội chính là phần các trò chơi được tổ chức. Đua thuyền, đập nồi, nhảy bao bố hay bắt vịt. Các trò chơi được cư dân hào hứng tham gia tranh tài dưới sự cổ vũ của các khách du lịch. Du khách đến đây sẽ hòa mình vào không gian lễ hội nhộn nhịp. Tụ hội bao nhiêu con người từ mọi miền tổ quốc.
Dịp diễn ra lễ hội hay ngày lễ, Tết hằng năm là thời điểm nhiều người đến đây tham quan nhất. Đến để nghỉ ngơi, ngắm cảnh, đến gần với không gian văn hoá tốt đẹp đầy tự hào của con người đảo Ngọc.
Sự tích, truyền thuyết về những câu chuyện tâm linh của Dinh Cậu Phú Quốc
Vẻ đẹp ở của Dinh Cậu Phú Quốc thu hút khách lai vãng nơi đây là một thì những truyền thuyết huyền bí hút đến mười.
Truyền thuyết về Bà Chúa Đảo
Theo truyền thuyết, khi chưa mang tên Phú Quốc. Nơi đây gọi là Xích Thố, chịu sự cai quản của Thuỷ Thần Long nữ, gọi là Bà Chúa Đảo. Bà có hai người con gọi là Cậu Tài, Cậu Quý với tính ham mê cờ bạc, đá gà. Hai cậu được thờ ở ngôi miếu Thổ Thần. Khi truyền thuyết được truyền đi rộng rãi. Thì củng là lúc các “khách hàng của xới cờ bạc” bắt đầu đổ đến đây cúng kiếng mong cầu vận may.
Mỏm đá thiêng nâng đỡ Dinh Cậu Phú Quốc
Có lẽ bạn sẽ nghĩ hình thù kỳ quái của mỏm đá dưới chân Dinh Cậu Phú Quốc chỉ là do tạo hoá của thiên nhiên mà thôi. Nhưng không, hãy lắng nghe câu chuyện sau đây.
Theo lời kể vào khoảng thế kỷ 17, những người miền Trung đầu tiên đến định cư trên đảo. Họ sống với nghề chài lưới, nhưng nhiều cư dân ra khơi chẳng thể trở về vì gặp sóng to gió lớn giữa biển khơi. Đột nhiên, họ nhìn thấy một mỏm đá từ từ nổi lên nơi cửa biển, giúp họ có thể trở lại đảo. Tin rằng đây là núi thiên được tạo ra để cứu vớt dân chài. Cho nên dân cư nơi đây đã lập miếu thờ cầu thần linh che chở trước tai ương của biển dữ. Sau khi thờ cúng, những chuyến ra khơi sau này luôn thuận buồm xuôi gió, sóng yên biển lặng. Từ đó, tục thờ cúng tại mỏm đá này được lưu truyền đời này sang đời khác và miếu thờ được đặt tên là Dinh Cậu.
Một ngư dân nơi đây còn kể, vào những năm 1930, cha ông là ngư dân đánh cá bị con sóng lớn vỗ bể mạn tàu. Tàu dần chìm xuống, tưởng chừng như người trên tàu đều sắp thiệt mạng. Không ngờ có một con sóng lớn cao hàng chục mét đẩy tàu lên cao về đưa tàu vào bờ. Vì thế tất cả ngư dân trên thuyền đều vượt qua kiếp nạn lớn. Từ đó ai ai cũng tin rằng đó chính là Long Vương ra tay cứu với người dân chài.
Ý nghĩa của Dinh Cậu Phú Quốc trong tâm thức cư dân làng chài
Còn nhiều truyền thuyết nữa được lan truyền rộng rãi. Dù thực hư thế nào thì đây là những câu chuyện gắn liền với cuộc sống người dân ở đây hàng trăm năm nay. Hãy đặt chân đến với Dinh Cậu Phú Quốc để tận tai nghe những truyền thuyết đầy bí ẩn.
Đây không chỉ đơn thuần là nơi chứa đựng niềm tin về tín ngưỡng dân gian mà còn là niềm khát khao, hy vọng được bình an. Mong muốn được một bàn tay vô hình trấn an con sóng dữ. Nhằm để bảo vệ cuộc sống người dân chài bao năm lênh đênh mặt nước. Là một nét đẹp văn hoá truyền thống giúp con người an tâm khi bám biển, vươn khơi. Vì cuộc sống mưu sinh và cũng là những cột mốc sống bảo vệ biển đảo Việt Nam.
Cây vươn mình sống trên đá gần trăm năm tỏa bóng che Dinh Cậu như là biểu trưng cho sức sống mãnh liệt, dẻo dai của con người nơi đây. Dù sỏi đá khô cằn cũng không ngăn được tinh thần trỗi dậy làm chủ cuộc sống.
Ngắm hoàng hôn và bình minh bên Dinh Cậu Phú Quốc
Một hoạt động không thể bỏ qua khi đến với vùng biển đảo chính là ngắm mặt trời mọc, mặt trời lặng trên biển. Vậy cảnh hoàng hôn ngắm từ Dinh Cậu có gì khác mà bao người “say” hoàng hôn Phú Quốc đến vậy.
Nét đẹp hoàng hôn ở đây chính là sự hòa quyện của màu biển, cát, đá. Và không thể thiếu những tia nắng cuối cùng trong ngày. Cảnh hoàng hôn buông pha lẫn một chút gì đó hơi hướng tâm linh. Nó toả ra từ Dinh Cậu làm khung cảnh thêm lung linh, huyền ảo. Từng tiếng con sóng xô bờ, tiếng chim hải âu bay về tổ dưới màu đỏ sẫm của đất trời. Những điều đó làm đầu óc con người nhẹ tênh, như nhớ về một chốn xa xăm ẩn sâu trong tiềm thức.
Đường đi đến Dinh Cậu Phú Quốc
Từ thành phố Hồ Chí Minh đáp đến sân bay Phú Quốc. Đi taxi đến với thị trấn Dương Đông theo xa lộ Phú Quốc – đường Trần Hưng Đạo. Bạn có thể dễ dàng đi xe máy hoặc xe ôm đến Dinh Cậu Phú Quốc và bắt đầu chuyến tham quan đầy thú vị.
Thời điểm lý tưởng để tham quan Dinh Cậu Phú Quốc
Khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 và tháng 11 đến tháng 3 năm sau là thời điểm thích hợp để đến với Dinh Cậu. Lúc này thời tiết khá mát mẻ, trời trong xanh sẽ là điều kiện lý tưởng cho bạn tham quan.
Bạn có thể đến vào mùa lễ hội, các dịp lễ, Tết là khoảng thời gian khách du lịch đông nhất. Cơ hội biết thêm về các nghi lễ diễn ra cũng như hoà vào cái không khí náo nhiệt không phải khi nào cũng có.
Ăn gì ở Dinh Cậu Phú Quốc
Không cần đi đâu xa, hãy đến ngay với chợ đêm Dinh Cậu. Một thiên đường ẩm thực đang chờ đón bạn với bao nhiêu là món ăn hấp dẫn. Cùng khám phá ngay thôi nào!
Chợ hoạt động từ 5 giờ chiều đến 2 giờ sáng hôm sau nên nếu bạn đủ sức thì chọn nơi đây làm căn cứ nguyên đêm cũng được. Hải sản nướng như hàu, tôm, mực nướng thơm phức trên than hồng. Sao bỏ qua đặc sản bánh tráng Phú Quốc, chuối ép nướng được. Vừa ăn được hải sản tươi ngon mà giá khá “hạt dẻ” vừa đón lấy sự thân thiện, gần gủi của cô chú bán hàng nơi đây.
Hình ảnh Dinh Cậu Phú Quốc
Lưu ý
- Vào những dịp cao điểm như lễ hội thì bạn cần đặt phòng trước 3 đến 4 tuần nếu không sẽ không thể tìm được nơi dừng chân.
- Trước khi mua hàng hoá ở chợ đêm Dinh Cậu thì đừng quên hỏi giá để tránh tình trạng bị “chặt chém không thương tiết”.
- Dinh Cậu là nơi trang nghiêm nên cần chú ý trang phục kín đáo, lịch sự.
- Giữ vệ sinh chung, không xả rác là tiêu chí luôn luôn phải chấp hành khi đi du lịch.