Cố đô Huế nổi danh là nơi qui tụ nhiều di tích thắng cảnh. Ở đây có nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng nhất Việt Nam. Trong số đó có lẽ phải kể đến chùa Thiên Mụ, nơi có sự tích lịch sử gắn liền việc phát triển miền Nam của đất nước.
Chùa Thiên Mụ – nơi dừng chân của bao phật tử, bao du khách thập phương. Chùa Thiên Mụ mang vẻ đẹp cổ kính và gắn liền với những câu chuyện huyền bí thu hút con người bao thế hệ. Những lời thơ mang hơi thở hoài cổ nhắc về một ngôi chùa nổi tiếng ở Huế.
Giới thiệu sơ lược về chùa Thiên Mụ
Chùa được chúa Nguyễn Hoàng cho xây dựng vào năm 1601 với cái tên Thiên Mụ. Đến năm 1862, vì kiêng cữ chữ “Thiên” phạm đến trời nên vua Tự Đức cho đổi tên thành chùa Linh Mụ. Đến sau này, người dân thoải mái gọi chùa Thiên Mụ hay Linh Mụ đều được.
Chùa Thiên Mụ pha trộn giữa giá trị tâm linh tín ngưỡng của Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Là chứng nhân lịch sử với giá trị văn hoá nghệ thuật độc đáo. Là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất của đất cố đô. Chùa được mệnh danh là “đệ nhất cổ tự”. Là điểm hành hương không thể bỏ qua khi đến Huế.
Thơ về chùa Thiên Mụ
- Khúc Hương Giang khuyết quanh chùa Thiên Mụ
- Gió đôi bờ thi thoảng cánh diều bơi
- Vẳng chuông chùa ru hồn về muôn thuở
- Hoàng hôn vàng sóng sánh vớt trăng chơi
Chùa Thiên Mụ nằm ở đâu?
Chùa Thiên Mụ nằm trên ngọn đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Thuộc làng An Ninh Thượng, phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km. Cách thành phố Hồ Chí Minh hơn 1000 km. Cách thủ đô Hà Nội gần 700 km.
Đường đi đến chùa Thiên Mụ
Xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, du khách đáp máy bay xuống tại sân bay Phú Bài. Sau đó đi taixi khoảng 40 phút là đến được chùa. Nếu từ trung tâm thành phố Huế, du khách có thể thuê xe máy, xe đạp hoặc đi taxi, xích lô đến chùa tuỳ theo sở thích. Hoặc đi thuyền từ bến sông Hương ở trung tâm thành phố Huế để kết hợp ghé thăm lăng Minh Mạng. Các bạn xem thêm link hướng dẫn đường đi sau: Đường đi đến Chùa Thiên Mụ
Kiến trúc chùa Thiên Mụ
Được xây dựng trên vùng đất kinh đô một thời. Kiến trúc chùa Thiên Mụ mang dáng dấp uy nghiêm, ảnh hưởng nét kiến trúc của cố đô Huế. Nằm nghiêng mình bên dòng sông Hương thơ mộng và cảnh quan tự nhiên tươi đẹp. Chùa trở thành ngôi chùa đẹp nhất ở Đàng Trong lúc bấy giờ. Trải qua nhiều biến cố lịch sử, chùa được trùng tu và xây dựng thêm, quy mô hơn ban đầu.
Cổng Tam quan
Cổng Tam quan là đặc trưng hầu như có ở bất kỳ ngôi chùa nào của người Việt. Được coi là bộ mặt của ngôi chùa, ngăn cách hai thế giới người phàm và phật. Cổng có kết cấu hai tầng mái, có ba cửa ra vào, cửa chính giữa lớn hơn hai cửa phụ hai bên. Ở hai bên mỗi cửa có một cặp tượng hộ pháp trấn giữ.
Tháp Phước Duyên
Khi đến với chùa, điều thu hút đầu tiên đập vào tầm mắt du khách chính là Tháp Phước Duyên. Tháp này ban đầu có tên là tháp Từ Nhân, đây là biểu tượng đặc trưng khi nhắc đến chùa Thiên Mụ.
Tháp được xây dựng vào năm 1844 ở phía trước chùa. Ngọn tháp cao 21 mét với 7 tầng xây theo hình bát giáp, tầng càng cao diện tích càng nhỏ dần. Bên trong tháp có cầu thang xoắn ốc dẫn lên từng tầng, mỗi tầng thờ các vị phật khác nhau. Tầng trên cùng thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tây Phương Cực lạc Pháp Vương. Phía trước tháp có đình Hương Nguyện, đình chỉ còn lại dấu tích do bị tàn phá bởi cơn bão năm 1904.
Chính điện
Điện Đại Hùng là toà chính điện của chùa, có kiến trúc đồ sộ, nguy nga. Điện được phục chế vào năm 1959, các cột được xây bằng bê tông được phủ một lớp sơn giả gỗ bên ngoài. Bên trong điện có các tượng phật bằng đồng. Đặc biệt là bức tượng Phật Di Lặc với hình tượng tai to để nghe lời than của người dân, bụng bự để bao dung lỗi lầm. Điện còn treo một khánh đồng lớn và bức hoành phi do chính tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng.
Ở vườn phía sau điện Đại Hùng có nhà trưng bày chiếc xe hơi của Hoà thượng Thích Quảng Đức. Người đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Một dấu mốc lớn trong cuộc khủng hoảng Phật giáo ở miền Nam Việt Nam
Truyền thuyết chùa Thiên Mụ
Truyền thuyết xây chùa vì yêu thương dân
Theo truyền thuyết, nơi này vào ban đêm thường có một bà lão xuất hiện. Bà lão nói với mọi người rằng sẽ có một vị chúa lập chùa ở đây để tích tụ linh khí, làm bền long mạch. Thời chú Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Đàng Trong tại xứ Thuận Hoá, chuẩn bị kế hoạch mở mang bờ cõi cho họ Nguyễn. Cùng với câu chuyện đó nên chúa Nguyễn Hoàng đã xây dựng ngôi chùa, thuận theo ý trời và lòng dân. Vì vậy, chúng ta mới có một công trình độc đáo như ngày nay.
Truyền thuyết về lời nguyền chùa Thiên Mụ
Bên cạnh đó, chùa có một truyền thuyết mang lời nguyền về các đôi yêu nhau còn lưu truyền đến ngày nay. Đó là ngày trước có một đôi trai gái yêu nhau nhưng vì không môn đăng hộ đối nên bị gia đình cô gái ngăn cản. Hai người quá đau khổ nên đã ra bến thuyền trước chùa gieo mình xuống sông tự vẫn. Chàng trai đã chết dưới lòng sông còn cô gái được dân làng cứu sống. Cô gái bị gia đình ép gả cho người giàu có và dần dần quên đi mối tình ngang trái ngày nào. Chàng trai đã mất chờ hoài không thấy người yêu nên đã sinh lòng uất hận. Chàng hiển linh nhập hồn vào chùa để nguyền các đôi trái gái yêu nhau sẽ chia tay sau khi đến chùa.
Câu chuyện mang màu sắc ảm đạm này dù được một sư thầy tại chùa Thiên Mụ lý giải là vô căn cứ. Chỉ do người dân dựng lên để giữ sự thanh tịnh cho chùa. Vì có nhiều đôi trai gái đến chùa làm những chuyện trái luân thường đạo lý không thể chấp nhận được. Nhưng mỗi người khi nhắc đến chùa đều gắn liền với truyền thuyết này. Và rủ nhau không nên đến chùa Thiên Mụ cùng người yêu.
Chùa Thiên Mụ đối với con người
Ngoài tham quan các công trình kiến trúc được xây dựng trong chùa. Du khách còn có thời gian lắng đọng trước không gian xanh mát, thanh tịnh dưới những bóng cây. Nhìn ngắm đường uốn cong mềm mại của dòng sông Hương trữ tình xứ Huế. Người người tới dâng hương để cầu mong cuộc sống yên bình, tai qua nạn khỏi. Tạm buông bỏ những chấp niệm để tìm sự thư thái cho tâm hồn.
Từng tiếng chuông chùa Thiên Mụ vang vọng cũng là lời nhắc nhở mỗi con người phải luôn tìm kiếm sự thanh thản, hướng thiện. Giúp chúng sinh giải toả muộn phiền, đau khổ.
Lưu ý
- Vì là đến với chốn chùa linh thiêng nên du khách đi du lịch đến đây cần lựa chọn trang phục phù hợp.
- Chú ý về hành động, lời ăn tiếng nói khi vãng cảnh chùa.
- Nếu đi thuyền thì nên đi vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh nắng nóng.
Tham khảo thêm tại Clip ngắn này các bạn nhé
https://youtu.be/XzHWWdgJqdA